20 câu trắc nghiệm Ôn tập chương 4
A. Tiền công
B. Tiền lương
C. Tiền trợ cấp xã hội
D. Tiền thưởng
Đáp án: C
Giải thích: Thu nhập của người đang làm việc tại xí nghiệp, cơ quan bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền thưởng. Tiền trợ cấp xã hội là khoản thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ – SGK trang 126
Câu 2: Thu nhập chính của người bán hàng đó là:
A. Tiền công
B. Tiền lãi bán hàng
C. Tiền thưởng
D. Tiền bảo hiểm
Đáp án: B
Giải thích: Thu nhập chính của người bán hàng đó là: tiền lãi bán hàng – SGK trang 126
Câu 3: Thu nhập của các loại gia đình ở Việt Nam gồm có mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích: Thu nhập của các loại gia đình tại Việt Nam gồm có 3 loại:
+ Thu nhập gia đình công nhân viên chức
+ Thu nhập gia đình sản xuất
+ Thu nhập người kinh doanh, buôn bán, dịch vụ - SGK trang 126
Câu 4: Các nguồn thu nhập của gia đình gồm có:
A. Thu nhập bằng tiền
B. Thu nhập bằng hiện vật
C. Thu nhập bằng ngoại tệ
D. Đáp án A và B đúng
Đáp án: D
Giải thích: Các nguồn thu nhập của gia đình gồm có:
+ Thu nhập bằng tiền
+ Thu nhập bằng hiện vật – SGK trang 124,125
Câu 5: Thu nhập bằng hiện vật bao gồm:
A. Đồ mỹ nghệ, gia súc, gia cầm, lúa gạo
B. Rau, củ quả, tiền học bổng, tiền trợ cấp xã hội
C. Tiền lương, tiền bán hàng, tiền tiết kiệm
D. Đồ đan lát, đồ mỹ nghệ, tiền tiết kiệm
Đáp án: A
Giải thích: Thu nhập bằng hiện vật bao gồm: Đồ mỹ nghệ, gia súc, gia cầm, lúa gạo,… - SGK trang 125
Câu 6: Thu nhập của gia đình là:
A. tổng các khoản thu bằng hiện vật do lao động của tất cả các thành viên trong gia đình tạo ra
B. tổng các khoản thu bằnhiện vật hoặc tiền do lao động của bố tạo ra
C. tổng các khoản thu bằng hiện vật hoặc tiền do lao động của tất cả các thành viên trong gia đình làm ra
D. tổng các khoản thu bằng tiền do bố lao động tạo ra
Đáp án: C
Giải thích: Thu nhập của cả gia đình là tổng tất cả các khoản thu bằng hiện vật hoặc tiền do lao động của tất cả các thành viên trong gia đình làm ra – SGK trang 124
Câu 7: Thu nhập bằng tiền của của gia đình không được có từ nguồn nào?
A. Tiền lương, tiền thưởng
B. Gia súc, gia cầm
C. Tiền lãi bán hàng
D. Tiền bán sản phẩm
Đáp án: B
Giải thích: Thu nhập bằng tiền của của gia đình có từ nguồn:
+ Tiền lương, tiền thưởng
+ Tiền lãi bán hàng
+ Tiền bán sản phẩm… - SGK trang 124
Câu 8: Con người có các nhu cầu gì trong cuộc sống?
A. May mặc.
B. Ăn uống
C. Giải trí, đi lại, thăm viếng.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Con người có các nhu cầu trong cuộc sống như:
+ May mặc.
+ Ăn uống
+ Giải trí, đi lại, thăm viếng – Bảng 5 SGK trang 129
Câu 9: Chi tiêu trong gia đình là gì?
A. Là những chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất
B. Là những chi phí để đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần
C. Là những chi phí để đáp ứng nhu cầu xã hội
D. Đáp án A và B đúng
Đáp án: D
Giải thích: Chi tiêu trong gia đình là:
+ Những khoản chi phí để đáp ứng các nhu cầu vật chất
+ Những khoản chi phí để đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần
Câu 10: Nhu cầu vật chất là các nhóm nhu cầu nào?
A. Ăn uống, xem phim, may mặc, khám bệnh.
B. Ăn uống, mua nhà, may mặc, khám bệnh.
C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim.
D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.
Đáp án: B
Giải thích: Nhu cầu về vật chất là các nhóm nhu cầu về: Ăn uống, mua nhà, may mặc, khám bệnh… – SGK trang 128
Câu 11: Nhu cầu văn hóa tinh thần là các nhóm nhu cầu nào?
A. Ăn uống, xem phim, may mặc, khám bệnh.
B. Ăn uống, mua nhà, may mặc, khám bệnh.
C. Thăm viếng bạn bè, xem phim, du lịch.
D. Thăm viếng bạn bè, du lịch, mua nhà.
Đáp án: C
Giải thích: Nhu cầu về văn hóa tinh thần là các nhóm nhu cầu: Thăm viếng du lịch, bạn bè, xem phim… - SGK trang 129
Câu 12: Làm thế nào để cân đối các khoản thu chi trong gia đình?
A. Phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
B. Chỉ chi tiêu khi thấy thực sự cần thiết
C. Chi tiêu phải phù hợp với mức thu nhập
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Để cân đối thu chi trong gia đình:
+ Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
+ Chỉ chi tiêu khi cảm thấy thực sự cần thiết
+ Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập – SGK trang 133
Câu 13: Chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố so với nông thôn như thế nào?
A. lớn hơn
B. nhỏ hơn
C. bằng nhau
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: A
Giải thích: Chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn so với ở nông thôn – SGK trang 133
Câu 14: Việc tiết kiệm, tích lũy chi tiêu trong gia đình không có mục đích?
A. Để chi cho các việc đột xuất
B. Mua sắm thêm những loại đồ dùng khác
C. Để phát triển kinh tế gia đình
D. Tiết kiệm để mua sắm các đồ hàng hiệu đắt tiền
Đáp án: D
Giải thích: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình là có mục đích:
+ Để chi cho các việc đột xuất
+ Mua sắm thêm những đồ dùng khác
+ Để phát triển kinh tế gia đình – SGK trang 133
Câu 15: Gia đình em một năm thu hoạch được hai tấn thóc mang ra chợ bán với giá là 2.000đ/1 kg. Tiền bán rau quả và các loại sản phẩm khác là 1.000.000 đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của cả gia đình em trong một năm?
A. 500.000 đồng
B. 5.000.000 đồng
C. 600.000 đồng
D. 6.000.000 đồng
Đáp án: B
Giải thích: 2 tấn = 2.000 kg
Số tiền bán thóc thu được là: 2.000 × 2.000 = 4.000.000 đồng
Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong 1 năm là:
4.000.000 + 1.000.000 = 5.000.000 đồng
Câu 16: Những biện pháp cân đối thu chi trong gia đình là?
A. Phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
B. Chỉ chi tiêu khi thấy thực sự cần thiết
C. Chi tiêu cần phải phù hợp với khả năng thu nhập
D. Đáp án A, B, C đúng
Đáp án: D
Giải thích: Những biện pháp cân đối thu chi trong gia đình là:
+ Phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
+ Chỉ chi tiêu khi thấy thực sự cần thiết
+ Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập - SGK trang 129
Câu 17: Gia đình em có bốn người: Bố là một công nhân làm việc ở nhà máy với mức lương 6.000.000 đồng/ tháng. Mẹ làm tại xưởng may với mức lương là 5.000.000đồng / tháng. Chị gái và em đang là học sinh lớp 6. Em hãy tính tổng thu nhập của cả gia đình em trong 1 tháng?
A. 1.000.000 đồng
B. 10.000.000 đồng
C. 11.000.000 đồng
D. 1.100.000 đồng
Đáp án: C
Giải thích: Tổng thu nhập của gia đình em trong 1 tháng bằng: 6.000.000 + 5.000.000 = 11.000.000 đồng
Câu 18: Tổng mức thu nhập của gia đình em trong một tháng là 10.000.000 đồng/ tháng. Tổng mức chi là 90.000.000 đồng/ năm. Em hãy tính khoản tiền đã để dành của gia đình em sau một năm?
A. 100.000.000 đồng
B. 10.000.000 đồng
C. 3.000.000 đồng
D. 30.000.000 đồng
Đáp án: D
Giải thích: Tổng mức thu nhập của cả gia đình em sau một năm là:
10.000.000 × 12 tháng = 120.000.000 đồng
Khoản tiền để dành được của gia đình em sau một năm là:
120.000.000 – 90.000.000 = 30.000.000 đồng
Câu 19: Gia đình em có năm người. Mỗi năm có thu nhập như dưới đây:
- Tiền bán chè tươi: 10.000.000 đồng
- Tiền bán chè khô: 4.000.000 đồng
- Tiền bán củi: 1.000.000 đồng
- Tiền bán các loại sản phẩm khác: 500.000 đồng.
Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm?
A. 15.500.000 đồng
B. 10.000.000 đồng
C. 14.000.000 đồng
D. 14.500.000 đồng
Đáp án: A
Giải thích: Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm là:
10.000.000 + 4.000.000 + 1.000.000 + 500.000 = 15.500.000 đồng
Câu 20: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong cả gia đình có mục đích?
A. Để chi cho các việc đột xuất
B. Mua sắm thêm những đồ dùng khác
C. Để phát triển kinh tế gia đình
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình có mục đích:
+ Để chi cho các việc đột xuất
+ Mua sắm thêm những đồ dùng khác
+ Để phát triển kinh tế gia đình – SGK trang 133