Trang chủ > Lớp 3 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 > Tuần 6 Tiết 1 trang 23, 24 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tuần 6 Tiết 1 trang 23, 24 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Bài 1 (trang 23 Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Câu hỏi: Đọc hiểu đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bài văn của Tôm-mi

Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”
(Theo Gian Lin-xtrôm)

a. Vì sao Tôm-mi học tập sa sút và phá phách?

Giải đáp:

- Vì bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay.

b. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì?

Giải đáp:

- Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem một mẩu giấy trong ngăn bàn với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt.

c. Theo em, mẩu giấy Tôm-mi viết với mong muốn điều gì?

Giải đáp:

- Tôm-mi viết mẩu giấy với mong muốn bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình bạn ấy sẽ lại hạnh phúc như xưa.

Bài 2 (trang 24):

Câu hỏi: Điền x hay s vào chỗ trống?

Giải đáp:

a. Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(Ca dao)

b. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
(Ca dao)

c. Hải Vân bát ngát nghìn trùng,
Hòn Hồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn.
(Ca dao)

Bài 3 (trang 24):

Câu hỏi: Khoanh vào chữ cái trước những câu tục ngữ về học tập:

a. Có học mới hay, có cày mới biết.

b. Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.

c. Không cày không có thóc, không học không biết chữ.

d. Cái nết đánh chết cái đẹp.

e. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

Giải đáp:

Đáp án: Khoanh vào a, b, c, e.

Bài 4 (trang 24):

Câu hỏi: Những từ ngữ nào có thể ghép được với từ vui để tạo so sánh diễn tả niềm vui?

a. như hội

b. như tết

c. như mùa xuân

d. như mở cờ trong bụng

Giải đáp:

Đáp án: Khoanh vào: a, b, d