Trang chủ > Lớp 3 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 > Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 21 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Tuần 5 Tiết 1 trang 19, 21 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

Bài 1 (trang 19 Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Câu hỏi: Đọc hiểu và trả lời câu hỏi:

Tiếng hát buổi sớm mai

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)

a. Hoa hỏi gió điều gì?

Giải đáp:

- Hoa hỏi gió xem có thích bài hát của mình không.

b. Gió trả lời hoa như thế nào?

Giải đáp:

- Gió trả lời hoa: Đó chính là bài hát của gió. Gió làm những cánh hoa đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên khiến hoa tưởng rằng mình hát.

c. Vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?

Giải đáp:

- Vì mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Họ tranh cãi, chẳng ai chịu ai.

d. Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Giải đáp:

- Trong cuộc sống nếu biết lắng nghe chúng ta sẽ hiểu nhau hơn.

Bài 2 (trang 20):

Câu hỏi: Điền l hay n vào chỗ trống?

Giải đáp:

- long lanh
- lung linh
- nung nấu
- nông nổi
- nũng nịu
- lặn lội

Bài 3 (trang 20,21):

Câu hỏi: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây và điền vào bảng:

a. Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo, Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.

b. Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Đặng Hiền)

c. Xa xa, từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.

Giải đáp:

Sự vật so sánh 1 Từ so sánh Sự vật so sánh 2
a Mẹ
Cô giáo

Như
Cô giáo
Mẹ hiền
b Mẹ Như Nắng mới
c Chim Giống hệt Đàn kiến

Bài 4 (trang 21):

Câu hỏi: Điền từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh trong những câu sau:

Giải đáp:

a. Hót như khướu.

b. Chậm như rùa

c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.