Trang chủ > Lớp 3 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 > Tuần 27 Tiết 1 trang 34, 36 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Tuần 27 Tiết 1 trang 34, 36 - Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

Bài 1 (trang 34 Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 2):

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Điều ước của ba cây cổ thụ

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn và đi khắp thế giới”. Cây thứ ba nói: “Tôi muốn trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Vài năm sau đó, một nhóm người đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba cây đều mỉm cười hạnh phúc vì tin rằng mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và bị bỏ lại trong bóng đêm. Và đây không phải là những điều mà chúng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc, họ muốn tìm một chiếc nôi cho em bé mới sinh và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận được sự quan trọng của mình và nó hiểu rằng, mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ. Nhóm người đi đánh cá trên thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đều rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ và nó nhận ra rằng, nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
Cuối cùng, cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi.
(Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Hoàn thành sơ đồ về cuộc đời của ba cây cổ thụ bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Giải đáp:

Ước mơ

Hiện thực

Chiếc hộp đựng châu báu

Thành cái máng lợn

Cái nôi cho em bé

Con thuyền lớn đi khắp thế giới

Đóng thành thuyền nhỏ

Chiếc thuyền che chở chủ nhân qua cơn bão

Cây to lớn trên đỉnh đồi

Bị chặt và bỏ quên trong đêm

Thành hàng rào

b. Theo em, vì sao cuối cùng ba cây cổ thụ đều cảm thấy vui?

Giải đáp:

- Vì chúng đều thực hiện được những ước mơ của mình dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Chúng đều thấy được giá trị tốt của bản thân, mang lại những điều có ích cho cuộc sống.

c. Đặt một câu có chứa cụm từ Ở đâu? để nói về cây cổ thụ thứ ba.

Giải đáp:

- Cây cổ thụ thứ ba bị chặt thành từng khúc và bị bỏ lại ở đâu?
- Cây cổ thụ thứ ba được đóng thành một hàng rào ở đâu?

Bài 2 (trang 35):

Câu hỏi: Điền l hoặc n vào chỗ trống:

Giải đáp:

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải một vệt trên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhôn nhịp, vui vẻ.

Bài 3 (trang 35):

Câu hỏi: Đánh dấu vào …….. trước câu trả lời đúng:

a) Dòng nào dưới đây là bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Trong câu văn: “Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng. ”?

…….. Vì sắp sửa chữa đình làng.

…….. Tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.

…….. Tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng.

b) Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

…….. Tiếng cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm.

…….. Con sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát.

…….. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

…….. Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội.

c) Những dòng nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

…….. Con chim sơn ca hót lảnh lót, véo von.

…….. Tiếng của quê hương reo lên, hát lên náo nức.

…….. Những tảng băng lớn trôi dập dềnh trên mặt nước.

Giải đáp:

X

Vì sắp sửa chữa đình làng.

Tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.

Tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng.

b. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

Giải đáp:

Tiếng cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm.

Con sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát.

X

Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

X

Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội.

c. Những dòng nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

Giải đáp:

Con chim sơn ca hót lảnh lót, véo von.

X

Tiếng của quê hương reo lên, hát lên náo nức.

Những tảng băng lớn trôi dập dềnh trên mặt nước.

Bài 4 (trang 35):

Câu hỏi: Trong bài Ngày hội rừng xanh (SGK Tiếng Việt lớp 3, tập hai), nhà thơ Vương Trọng viết:

Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say:
Ơ kìa, anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!

Điền vào chỗ trống:

Giải đáp:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng

Hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật

Nhân hóa

- Nấm mang ô đi hội
- Nấm nhìn mê say
- Anh cọn nước chơi trò đu quay

Giúp cho các sự vật hiện lên với vẻ sinh động, gần gũi với con người.