Trang chủ > Lớp 12 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 12 > Tổng quan về: Tác giả Hồ Chí Minh

Tổng quan về: Tác giả Hồ Chí Minh

- Tiểu sử:

+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

+ Người học tại trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

+ Hồ Chí Minh là một người có lòng yêu nước nồng nàn. Năm 1911, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để kêu gọi sự viện trợ của quốc tế. Cũng lúc đó thì Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tận tháng 9-1943.

+ Sau khi ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Người chính thức giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên.

+ Sau đó Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp và đế quốc Mĩ.

+ Ngày 2-9-1969, Người đã tử trần tại Hà Nội.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và là nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

- Quan điểm sáng tác:

+ Hồ Chí Minh luôn coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn chính là một nhà chiến sĩ.

+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

+ Khi cầm bút bao giờ Người cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Sự nghiệp sáng tác của Người bao gồm Văn chính luận, truyện và thơ ca cụ thể như sau:

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ... )

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính đa dạng: Người viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét hấp dẫn và độc đáo riêng:

• Văn chính luận: lời văn ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

• Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

• Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại đều có những phong cách riêng.

+ Tính thống nhất:

• Cách viết ngắn gọn, trong sáng và giản dị

• Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

• Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai