Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Lịch sử 12 > Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh - Giải BT Lịch sử 12

Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh - Giải BT Lịch sử 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi 1 (trang 59 sgk Lịch Sử 12):

- Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Giải đáp:

Những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc:

+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mưu đồ bá chủ thế giới.

- Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ đưa ra một thông điệp: “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”.

- Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan”, Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, với mục đích đưa các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương ra đời. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu.

- 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

- 5/1955: Các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

=> Sự ra đời của NATO và tổ chức SEV đã đánh dấu sự xác lập của hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

Câu hỏi 2 (trang 62 sgk Lịch Sử 12):

- Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ.

Giải đáp:

Nhận xét: Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu hỏi 3 (trang 62 sgk Lịch Sử 12):

- Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Giải đáp:

* Những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- 9/11/1972: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức được ký kết giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.

- 1972: Mĩ và Liên Xô kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa, Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

- Đầu những năm 1970, hai siêu cường quốc Liên Xô và Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.

- 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Câu hỏi 4 (trang 65 sgk Lịch Sử 12):

- Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Giải đáp:

* Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” với mục đích trở thành bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột...

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 (trang 65 sgk Lịch Sử 12): Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh

Giải đáp:

* Những sự kiện tiêu biểu của thời kì chiến tranh lạnh:

- Sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ (đứng đầu của khối theo Xã hội chủ nghĩa và khối theo Tư bản chủ nghĩa).

- Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ (cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ).

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ tác động mạnh mẽ tới các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Năm 1989: Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Câu 2 (trang 65 sgk Lịch Sử 12): Hãy nêu những xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Giải đáp:

* Những xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh chấm dứt:

- Tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang.

- Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi theo chiều hướng đối thoại, tránh xung đột trực tiếp.

- Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra các cuộc nội chiến và xung đột.

- Những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.