Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Lịch sử 12 > Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Giải BT Lịch sử 12

Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Giải BT Lịch sử 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi 1 (trang 69 sgk Lịch Sử 12):

- Hãy nêu những đặc điểm và thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX

Giải đáp:

* Những đặc điểm và thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX:

- Đặc điểm của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ:

+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Những thành tựu chính:

+ Khoa học cơ bản: Có những bước nhảy vọt trong các ngành Toán học, Vật lý học, Sinh học... Con người đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất...

+ Công nghệ: phát minh ra những công cụ sản xuất mới, những vật liệu mới, công nghệ sinh học với những đột phá trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào... Công nghệ thông tin cũng phát triển mạnh mẽ...

Câu hỏi 2 (trang 70 sgk Lịch Sử 12):

- Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Giải đáp:

* Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực:

- Lĩnh vực kinh tế: Tăng cường những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau.

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

+ Sự sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

- Lĩnh vực chính trị: Tất cả các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự ảnh hưởng lẫn nhau.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 (trang 70 sgk Lịch Sử 12): Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp?

Giải đáp:

* Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, vì:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học mở đường cho kĩ thuật.

+ Kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Câu 2 (trang 70 sgk Lịch Sử 12): Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.

Giải đáp:

* Nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển, Vì:

Thời cơ:

- Các quốc gia đều ra sức lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

- Các quốc gia có thể khai thác nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

- Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định hợp tác phát triển lâu dài, tạo cơ hội cho tất cả các nước phát triển.

Thách thức:

- Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trên thế giới.

- Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ ngày càng mai một.

- Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng.