Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Lịch sử 12 > Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Giải BT Lịch sử 12

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Giải BT Lịch sử 12

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi 1 (trang 32 sgk Lịch Sử 12):

- Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975.

Giải đáp:

Các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 - 1975.

- 23/8/1945: Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.

- 12/10/1945: Khởi nghĩa ở Lào đi đến thắng lợi, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập.

- 3/1946: Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải đứng lên kháng chiến bảo vệ nền độc lập của đất nước.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào ngày càng có bước phát triển mới.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (ở Việt Nam), hiệp định Giơ-ne-vơ (T7/1954) được ký kết đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của lực lượng kháng chiến Lào.

- Sau đó, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào được thành lập ngày 22/3/1955, cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai trên cả 3 mặt trận.

- Đầu những năm 1970, vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ.

- Ngày 21/2/1973, các phái ở Lào đã ký thỏa thuận Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc.

- Năm 1975, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trên cả nươc.

- Ngày 2/12/1975, Nước Cộng hòa Nhân dân Lào chính thức được thành lập. Nước Lào bước sang một thời kỳ mới xây dựng đất nước- phát triển kinh tế xã hội.

Câu hỏi 2 (trang 32 sgk Lịch Sử 12):

- Hãy cho biết nội dung chính các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 - 1993.

Giải đáp:

Nội dung chính các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 - 1993:

- Đầu tháng 10/1945, Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.

- 9/11/1953: Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng Pháp vẫn chiếm đóng nước này.

- Giai đoạn từ năm 1954-1970: Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.

- 18/3/1970: Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Nhân dân Campuchia cùng với nhân dân Việt Nam, Lào cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi.

- 4/1975: Cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.

- Từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài giữa lực lượng của Đảng Nhân dân cách mạng với các phe phái đối lập.

- Ngày 23/10/1991, hiệp định về hòa bình của Campuchia được ký kết tại Pari.

- 9/1993, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia. Từ đó đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới.

Câu hỏi 3 (trang 32 sgk Lịch Sử 12):

- Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của hiệp ước Bali.

Giải đáp:

* Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của hiệp ước Bali.

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN

- Các nước trong khu vực nhận thấy cần phải có sự liên kết, hợp tác để cùng phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác trên thế giới

- 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (với sự tham gia của 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philipin). Tổ chức dần được mở rộng với sự tham gia của các nước thành viên.

Nội dung của hiệp ước Bali:

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tránh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu hỏi 4 (trang 35 sgk Lịch Sử 12):

- Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?

Giải đáp:

Diễn biến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ:

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo; Pakixtan của người theo Hồi giáo.

- Ngày 15/8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ giáo và Pakixtan được thành lập.

- Không thỏa mãn với cơ chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948-1950.

- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 (trang 35 sgk Lịch Sử 12): Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.

Giải đáp:

Thời gianSự kiện

17/8/1945

8/1945

8/1945

1946

1948

8/1957

6/1959

Indonexia tuyên bố độc lập

Nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa.

Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy.

Philippin tuyên bố độc lập

Miến Điện tuyên bố độc lập

Mã Lai tuyên bố độc lập

Singapo tuyên bố quyền tự trị của mình.

Câu 2 (trang 35 sgk Lịch Sử 12): Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng của đất nước.

Giải đáp:

Những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng của đất nước:

- Từ giữa những năm 1970, Ấn Độ đã tự túc được lương thực.

- Trong các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, Ấn Độ đã có những bước tiến nhanh chóng.

- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.