Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) - Giải BT Lịch sử 12
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1 (trang 209 sgk Lịch Sử 12):
- Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?
Giải đáp:
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới:
- Hoàn cảnh đất nước: Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
+ Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội.
+ Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh tiến trình đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã phải tiến hành đổi mới.
- Hoàn cảnh thế giới:
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế trên thế giới.
+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Câu hỏi 2 (trang 209 sgk Lịch Sử 12):
- Em hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị của Đảng.
Giải đáp:
* Nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị của Đảng như sau:
- Về đổi mới kinh tế: Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ; phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại…
- Về đổi mới chính trị: Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân; Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác,...
Câu hỏi 3 (trang 216 sgk Lịch Sử 12):
- Nêu nhiệm vụ và mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986-1990,1991-1995,1996-2000.
Giải đáp:
- Kế hoạc 5 năm (1996-2000): Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần… Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Câu hỏi 4 (trang 216 sgk Lịch Sử 12):
- Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong từng kế hoạch nhà nước 5 năm: 1986-1990,1991- 1995,1996-2000.
Giải đáp:
Những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong:
* Kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990):
Thành tựu:
- Về lương thực-thực phẩm: Từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
- Hàng hóa trên thị trường: Hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Nguồn hàng trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng hơn trước, có tiến bộ về mẫu mã và chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương,... giảm đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại: Phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức.
- Một thành tựu quan trọng khác đó là kiềm chế được một đà bước lạm phát.
- Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại.
Hạn chế, yếu kém:
- Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao. Lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nên kinh tế.
- Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng lương và một số bộ phận nông dân bị giảm sút.
- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, hối lộ, mất dân chủ, bất công chưa được khắc phục.
* Kế hoạch nhà nước 5 năm (1991-1995)
Thành tựu:
- Trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ: Lạm phát từng bước bị đầy lùi.
- Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
- Giáo dục đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút.
- Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng được cải thiện.
- Chính trị-xã hội ổn đinh, quốc phòng và an ninh được củng cố.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng quốc tế. Điển ình n ăm 1995, nước ta chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hạn chế:
- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu; trình độ khoa học-công nghệ chuyển biến chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp.
- Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn. Nhiều hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng kéo dài trong bộ máy Nhà nước.
- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền tăng nhanh, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
* Kế hoạch nhà nước 5 năm (1996-2000)
Thành tựu:
- Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hoạt động xuất-nhập khẩu không ngừng tăng lên
- Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
- Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
Hạn chế:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động thấp; hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.
- Các hoạt động khoa học-công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân ở một số vùng còn thấp.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 (trang 216 sgk Lịch Sử 12): Nêu ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế và xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới.
Giải đáp:Ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế và xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới:
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Câu 2 (trang 216 sgk Lịch Sử 12): Em hãy nêu những khó khăn và yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000).
Giải đáp:Những khó khăn và yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000).
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.
- Các hoạt động khoa học-công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.
- Vê cơ bản nền kinh tế đất nước còn chậm phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực.