Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Tin học 11 > Bài 5: Khai báo biến - Giải BT Tin học 11

Bài 5: Khai báo biến - Giải BT Tin học 11

Lưu ý: Mọi biến trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu. Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ lưu trữ giá trị của biến. Mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Cú pháp:


var < danh sách biến 1> : < kiểu dữ liệu > ; < danh sách biến 2> : < kiểu dữ liệu > ;

Trong các danh sách biến các biến được cách nhau bới dấu, .

Kiểu dữ liệu thường là các kiểu dữ liệu giới thiệu từ bài trước hoặc là các kiểu dữ liệu tự định nghĩa.

Các ví dụ khai báo biến đúng:

Ví dụ 1:


Var a, b, c: integer; d, e: real;

Khai báo biến a, b, c kiểu integer các biến này được cấp phát 2 byte và có thể chứa các giá trị nguyên từ -32768 đến 32767.

Các biến d, e kiểu real được cấp phát 6 byte và có thể chứa các giá trị thực từ 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 2.9*1039 đến 1.7*1038.

Ví dụ 2:


Var A: integer; B: integer; C: integer; D, e: real

Các ví dụ khai báo biến sai:


Var a, b: integer; a: real;

Sai: là do khai báo biến a hai lần

Chú ý: Khi đặt tên biến

+ Đặt tên biến nên sát với ý nghĩa của biến.

Ví dụ: Không nên đặt biến lưu trữ diện tích là a, b, c mà nên đặt là S, dt, dientich;

+ Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc quá dài.

+ Cần chú ý đến phạm vi lưu gái trị của biến.