Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 500 câu trắc nghiệm Công nghệ 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm, cá) - Công nghệ 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm, cá) - Công nghệ 7

A. Lý thuyết
I. Chăm sóc tôm, cá

1. Thời gian cho ăn

- Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát (nhiệt độ từ 20 đến 30oC), buổi sáng từ 7 – 8 giờ.

- Lượng thức ăn và phân bón tập trung nhiều vào mùa xuân và các tháng từ 8 – 11.

- Mùa hè trời nắng nóng, nhiệt độ tăng nên thức ăn phân bón bị phân huỷ nhanh làm ao bẩn dẫn đến thiếu oxi cho tôm cá => Vì vậy, cần giảm lượng thức ăn và phân bón.

2. Cho ăn

- Cho ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng theo yêu cầu từng loại và từng giai đoạn.

- Cho ăn “lượng ít và nhiều lần” để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, mỗi loại thức ăn có các cách khác nhau, cụ thể:

+ Thức ăn tinh và xanh phải có giàn, máng ăn.

+ Phân xanh bó thành từng bó.

+ Phân chuồng hoại mục và vô cơ hoà tan trong nước rồi té đều khắp ao.

II. Quản lí

1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá

Công việc Thời điểm tiến hành Mục đích
- Kiểm tra đăng, cống Mùa mưa lũ Tránh tắc cống nước bẩn tràn vào ao
- Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá Buổi sáng Kiểm tra xem cá có bị bệnh gì không
- Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao Xem cá bị bệnh gì để xử lí

2. Kiểm tra sự tăng trưởng của cá: Đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi.

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thuỷ sản ( tôm, cá) ảnh 1

III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá

Phương pháp phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu.

1. Phòng bệnh

a) Mục đích:

Đánh dấu (x) vào ô xác định những nội dung: Đối với tôm, cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh. Vì:

- Hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh.

- Tôm, cá sinh trưởng, phát dục bình thường.

- Hiệu quả kinh tế được nâng cao.

b) Biện pháp:

- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của tôm, cá.

- Trước khi thả tôm, cá cần phải tẩy, dọn ao để trừ vi sinh vật gây bệnh.

- Thiết kế ao nuôi hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước tốt.

- Cho tôm, cá ăn phải thực hiện đầy đủ 4 định (định giờ ăn, định số lượng, định chất lượng và định vị trí cho ăn).

- Trộn thuốc phòng ngừa bệnh cho tôm, cá vào thức ăn.

2. Chữa bệnh

a) Mục đích: tiêu diệt các tác nhân bệnh cho tôm, cá, đảm bảo chúng khoẻ mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường.

b) Một số thuốc thường dùng: thảo mộc hoặc tân dược.

Điền tên một số thuốc phòng và trị bệnh cho tôm, cá:

- Hoá chất gồm: vôi, thuốc tím.

- Thuốc tân dược gồm: sunfamit, ampiolin, …

- Thuốc thảo mộc gồm: cây duốc cá, tỏi.


B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 7 – 8h sáng.

B. 7 – 8h tối.

C. 9 – 11h sáng.

D. 10 – 12h sáng.

Đáp án đúng là: A. 7 – 8h sáng.

Giải thích: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian 7 – 8h sáng trong ngày – (SGK trang 145)

Câu 2: Phương pháp kiểm tra chiều dài để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) được tiến hành như thế nào?

A. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần đuôi.

B. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

C. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần bụng.

D. Lấy thước đo chiều dài từ phần lưng đến phần đuôi.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

Giải thích: Phương pháp kiểm tra chiều dài để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) được tiến hành như sau: Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi – (Hình 84, SGK trang 146)

Câu 3: Nhiệt độ thích hợp để thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường là:

A. 15 – 25 ⁰C

B. 10 – 20 ⁰C

C. 20 – 30 ⁰C

D. 25 – 35 ⁰C

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C. 20 – 30 ⁰C.

Giải thích: Nhiệt độ thích hợp để thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường là: 20 – 30 ⁰C (SGK trang 145)

Câu 4: Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Tháng 8 – tháng 11.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào thời gian:

- Mùa xuân.

- Tháng 8 – tháng 11 (SGK trang 145)

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc cho ăn của tôm, cá:

A. Mục đích để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chất lượng của tôm, cá.

B. Cho ăn lượng ít và nhiều lần.

C. Phân chuồng hoại mục và vô cơ đổ tập trung một nơi.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B. Cho ăn lượng ít và nhiều lần.

Giải thích: Phát biểu Cho ăn lượng ít và nhiều lần đúng khi nói về việc cho ăn tôm, cá (SGK trang 145)

Câu 6: Kiểm tra đăng, cống vào thời điểm nào?

A. Mùa khô.

B. Mùa hạ.

C. Mùa mưa lũ.

D. Mùa hạn.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C. Mùa mưa lũ.

Giải thích: Vào mùa mưa lũ cần kiểm tra đăng, cống (Bảng 9 SGK trang 146)

Câu 7: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.

B. Buổi chiều.

C. Buổi trưa.

D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Giải thích: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm: Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao (Bảng 9 SGK trang 146)

Câu 8: Cá gầy là cá có đặc điểm nào?

A. Đầu to.

B. Thân dài.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D. Cả A và B đều đúng.

Giải thích: Cá gầy là cá có đặc điểm:

- Đầu to.

- Thân dài (SGK trang 146)

Câu 9: Có mấy biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C. 5

Giải thích:5 biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá gồm:

- Thiết kế ao nuôi hợp lý.

- Tẩy và dọn ao trước khi cho ăn, thả tôm, cá.

- Cho tôm, cá ăn đầy đủ.

- Kiểm tra môi trường nước.

- Dùng thuốc phòng bệnh (SGK trang 146)

Câu 10: Thuốc tím là loại thuốc gì để phòng và trị bệnh cho tôm, cá?

A. Hóa chất.

B. Thuốc tân dược.

C. Thuốc thảo mộc.

D. Thuốc tây y.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A. Hóa chất.

Giải thích: Thuốc tím là loại hóa chất để phòng và trị bệnh cho tôm, cá