Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 500 câu trắc nghiệm Công nghệ 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng - Công nghệ 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng - Công nghệ 7

A. Lý thuyết

Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.

I. Lập vườn gieo ươm cây rừng

1. Điều kiện lập vườn gieo ươm

Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm cần có các điều kiện sau:

- Đất cát pha hay đất cát thịt

- Độ pH từ 6 đến 7 (trung tính – ít chua).

- Mặt đất bằng hay hơi dốc (từ 4o – 6o).

- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

2. Phân chia vườn gieo ươm: Các khu đất trong vườn ươm

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng ảnh 1

1. Khu gieo hạt

2. Khu cấy cây.

3. Khu đất dự trữ

4. Khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ.

- Xung quanh vườn ươm lập hàng rào chắn để ngăn chặn trâu bò phá hoại.

II. Làm đất gieo ươm cây rừng

1. Quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp:

1. Đất hoang đã qua sử dụng
2. Dọn vệ sinh
3. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt sâu, bệnh
4. Đập và san phẳng đất
5. Đất tơi xốp

Lúc cày, bừa đất:

- Nếu đất chua phải khử chua đất bằng vôi bột.

- Phòng trừ sâu, bệnh bằng thuốc phòng trừ sâu, bệnh.

2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng

Có hai cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

a) Luống đất

- Kích thước luống: dài 10 -1m, rộng 0,1m, sâu 0,1 - 0,2 m. 2 luống cách nhau 0,5m.

- Phân bón lót: bón hỗn hợp phân vô cơ và hữu cơ theo công thức; phân chuồng ủ hoại từ 5 kg/m2 với supe lân từ 40 – 100 g/m2.

- Hướng luống: theo hướng Bắc – Nam để cây con nhận được ánh sáng.

b) Bầu đất:

- Vỏ bầu: có hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilong sẫm màu.

Ngoài ra còn có thể làm vỏ bầu bằng nguyên liệu lá chuối, ống nhựa, …

- Ruột bầu: 80 – 89% đất tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoại và từ 1% đến 2% phân sule lân.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vườn gieo ươm là nơi... ?

A. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.

B. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.

C. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.

D. Tất cả đều sai.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giải thích: (Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng – SGK trang 57)

Câu 2: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:

A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

B. Mặt đất bằng hay hơi dốc.

C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

D. Tất cả đều đúng.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: (Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:

- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại. – SGK trang 57)

Câu 3: Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?

A. 5 - 6.

B. 6 – 7.

C. 7 - 8.

D. 8 – 9.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải thích: (Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng 6 – 7 – SGK trang 57)

Câu 4: Hướng luống theo hướng nào để cây con nhận được đủ ánh sáng?

A. Đông - Tây

B. Đông – Bắc

C. Tây - Nam

D. Bắc - Nam

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: (Hướng luống theo hướng Bắc – Nam để cây con nhận được đủ ánh sáng – SGK trang 58)

Câu 5: Kích thước luống đất của nơi ươm giống là:

A. 10-15m x 0,8-1m

B. 15-18m x 1-1,2m

C. 10-12m x 0,5-0,8m

D. 10-15m x 0,8-1,2m

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

Giải thích: (Kích thước luống đất của nơi ươm giống là: 10-15m x 0,8-1m – Hình 36a, SGK trang 59)

Câu 6: Đặc điểm của vỏ bầu là?

A. Có hình ống.

B. Kín 2 đầu.

C. Hở 2 đầu.

D. A và C đúng

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: (Đặc điểm của vỏ bầu là có hình ống, hở 2 đầu – SGK trang 59)

Câu 7: Quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp gồm mấy bước?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A. 5

Giải thích: (Quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp gồm 5 bước:

Đất hoang đã qua sử dung → Dọn cây hoang dại → Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại → Đập và san phẳng đất → Đất tơi xốp – SGK trang 58)

Câu 8: Bón phân lót cho luống đất vườn ươm giống nên bón loại phân nào?

A. Phân đạm.

B. Phân lân.

C. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2.

D. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2 và supe lân từ 40 – 100 g/m2.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải thích: (Bón phân lót cho luống đất vườn ươm giống nên bónphân hỗn hợp vơ cơ và hữu cơ theo công thức: Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m^2 và supe lân từ 40 – 100 g/m^2 – SGK trang 58)

Câu 9: Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì? C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại – SGK trang 58

A. Đập và san phẳng đất.

B. Đốt cây hoang dại.

C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại.

D. Không phải làm gì nữa

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giải thích: (Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm: Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại – SGK trang 58)

Câu 10: Ruột bầu thường chứa:

A. 80-89% đất mặt tơi xốp.

B. 50-60% đất mặt tơi xốp.

C. 20% phân hữu cơ ủ hoại.

D. 5% phân supe lân.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

Giải thích: (Ruột bầu thường chứa: 80-89% đất mặt tơi xốp, 10% phân hữu cơ ủ hoại và 1-2% phân supe lân – SGK trang 59)