Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Công nghệ 7
I. Tỉa, dặm cây
- Cách tiến hành: tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bị bệnh, chỗ có cây mọc dầy và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
- Mục đích: đảm bảo khoảng cách, mật độ số cây trên ruộng.
II. Làm cỏ, vun xớiSau khi hạt đã nảy mầm phải tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:
- Diệt cỏ dại.
- Làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ.
III. Tưới tiêu nước1. Tưới nước: cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.
2. Phương pháp tưới:
Thường có các cách tưới sau:
- Tưới theo hàng, vào gốc cây.
- Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh để thấm dần.
- Tưới ngập: cho nước ngập tràn mặt ruộng.
- Tưới phun mưa: nước được phu thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.
3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và có thể làm cây trồng bị chết. Vì vậy cần phải có biện pháp tiêu nước thích hợp.
IV. Bón thúc phân- Quy trình bón thúc phân:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.
- Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây mà em biết?
Trả lời:
Em biết các cách bón thúc phân cho cây như: bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun mưa.
B. Câu hỏi trắc nghiệmCâu 1: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án đúng là: B
Giải thích: (Có 4 biện pháp chăm sóc cây trồng gồm:
- Tỉa, dặm cây
- Làm cỏ, vun xới
- Tưới, tiêu nước
- Bón phân thúc – SGK trang 44,45)
Câu 2: Tỉa và dặm cây có tác dụng?
A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: (Tỉa và dặm cây có tác dụng:
- Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
- Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây – SGK trang 44)
Câu 3: Mục đích của việc làm cỏ là?
A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại.
B. Chống đổ.
C. Làm đất tơi xốp.
D. Hạn chế bốc hơi nước.
Đáp án đúng là: A
Giải thích: (Mục đích của việc làm cỏ là: Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại – SGK trang 45)
Câu 4: Mục đích của việc vun xới là:
A. Diệt cỏ dại.
B. Diệt sâu, bệnh hại.
C. Làm đất tơi xốp.
D. Tăng bốc hơi nước.
Đáp án đúng là: C
Giải thích: (Mục đích của việc vun xới là: Làm đất tơi xốp – SGK trang 45)
Câu 5: Có mấy phương pháp tưới nước?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Đáp án đúng là: C
Giải thích: (Có 4 phương pháp tưới nước:
- Tưới theo hàng, vào gốc cây
- Tưới thấm
- Tưới ngập
- Tưới phun mưa – SGK trang 45)
Câu 6: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây
B. Tưới thấm
C. Tưới ngập
D. Tưới phun mưa
Đáp án đúng là: B
Giải thích: (Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới thấm – SGK trang 45)
Câu 7: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây
B. Tưới thấm
C. Tưới ngập
D. Tưới phun mưa
Đáp án đúng là: D
Giải thích: (Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới phun mưa – SGK trang 45)
Câu 8: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây có thân, rễ to, khỏe.
B. Cây rau màu.
C. Cây lúa.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đúng là: B
Giải thích: (Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây rau màu)
Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa.
B. Cây rau màu.
C. Cây có thân, rễ to, khỏe.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đúng là: A
Giải thích: (Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng trong nước như lúa)
Câu 10: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
A. Bón phân.
B. Làm cỏ, vun xới.
C. Vùi phân vào đất.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án đúng là: D
Giải thích: (Quy trình bón phân thúc bao gồm:
- Bón phân.
- Làm cỏ, vun xới.
- Vùi phân vào đất – SGK trang 46)