Đề kiểm tra 1 tiết học kì II - trang 92 SBT Lịch Sử 7
Câu 1. (trang 92 SBT Lịch Sử 7): Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Trần?
Hướng dẫn trả lời:
Cách tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. (0,5 điểm)
- Tiến hành củng cố tổ chức bộ máy chính quyền:
+ Đứng đầu triều đình là VUA. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. (1,0 điểm)
- Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần). (0,5 điểm)
- Thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Lê Thánh Tông được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. (1,0 điểm)
* Điểm khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Trần:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn so với thời Lý – Trần, nhất là đến thời vua Lê Thánh Tông. (0,5 điểm)
- Đây là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, mọi quyền hành đều tập trung vào triều đình, đứng đầu là vua. (0,5 điểm)
Câu 2. (trang 92): Đánh giá công lao của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt
Hướng dẫn trả lời:
Công lao của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt:
- Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng, nhà chiến lược đại tài. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ông đưa ra đường lối rất độc đáo: đánh vào lòng người chứ không đánh vào thành; đánh vào tinh thần, ý chí xâm lược của kẻ địch (0,5 điểm)
- Trong quân sự, ông sử dụng nghệ thuật chiến tranh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “bỏ chỗ vững, đánh chỗ hư”. (0,5 điểm)
- Trong lĩnh vực văn hóa, ông để lại cho đời một kho tàng di sản văn hóa lớn như: Bình Ngô đại cáo và Chí Linh sơn phú, Dư địa chí, Bình Ngô phá trận… (0,5 điểm)
- Năm 1980, ông được thế giới tổ chức kỉ niệm 600 năm ngày sinh (1380 – 1980) và được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. (0,5 điểm)
Câu 3. (trang 92): Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI? Kể tên các phong trào khởi nghĩa nông dân tiêu biểu?
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI đó là:
+ Triều đình nhà Lê suy yếu. (0,5 điểm)
+ Quan lại ức hiếp nhân dân. (0,5 điểm)
+ Đời sống nhân dân khốn khổ vô cùng (0,5 điểm)
→ Mâu thuẫn giữa giai cấp nhân dân với giai cấp thống trị trở nên sâu sắc. (0,5 điểm)
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu trong thế kỉ XVI như:
+ Năm 1511, khởi nghĩa của Trần Tuân… (Sơn Tây). (0,5 điểm)
+ Năm 1512, khởi nghĩa của Trịnh Hưng, Lê Hy ở Nghệ An và Thanh Hóa. (0,5 điểm)
+ Năm 1515, khởi nghĩa của Phùng Chương ở Tam Đảo. (0,5 điểm)
+ Năm 1516, khởi nghĩa Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh)… (0,5 điểm)
Bài trước: Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - trang 89 SBT Lịch Sử 7 Bài tiếp: Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - trang 93 SBT Lịch Sử 7