Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - trang 49 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch Sử 7
1. (trang 49 SBT Lịch Sử 7): Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp nào?
A. chiêu tập dân nghèo khai hoang.
B. bắt dân binh đi khai hoang.
C. vương hầu, quý tộc nhà Trần trực tiếp đi khai khẩn đất đai.
D. huy động lực lượng quân đội đi khai hoang.
Đáp án đúng là: A. chiêu tập dân nghèo khai hoang.
Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp: chiêu tập dân nghèo khai hoang.
2. (trang 49): Dưới thời Trần, nguồn thu nhập chính của nhà nước từ loại ruộng đất nào?
A. Ruộng đất công làng xã.
B. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu
C. Ruộng đất của nhà chùa.
D. Ruộng đất tư hữu của địa chủ.
Đáp án đúng là: A. Ruộng đất công làng xã.
3. (trang 49): Tinh hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần như thế nào?
A. không phát triển.
B. phát triển chậm.
C. chỉ phát triển trong bộ phận thủ công nghiệp Nhà nước.
D. rất phát triển cả thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước
Đáp án đúng là: D. rất phát triển cả thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước
Bài tập 2 (trang 50): Trình bày nét chính sự phát triển kinh tế dưới thời Trần. Những nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển kinh tế thời Trần?
- Nông nghiệp:
- Thủ công nghiệp:
- Thương nghiệp:
- Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế:
Hướng dẫn trả lời:* Những nét chính trong sự phát triển kinh tế dưới thời Trần:
- Nông nghiệp:
+ Thực hiện khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã, củng cố đê điều. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
+ Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông: đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.
- Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân diễn ra phổ biến và rất phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng...
+ Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi,... là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
- Thương nghiệp:
+ Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
+ Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
* Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế: Được sự quan tâm của nhà nước, các hoạt động buôn bán và kinh tế phát triển dễ dàng.
Bài tập 3 (trang 50): Hãy nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
1. Hịch Tướng Sĩ | a)Lê Văn Hưu |
2. Phò giá về kinh | b)Hồ Nguyên Trừng |
3. Phú sông Bạch Đăng | c)Trương Hán Siêu |
4. Đại Việt Sử Ký | d)Trần Quang Khải |
5. Súng thần cơ | e)Trần Quốc Tuấn |
Hướng dẫn trả lời:
Nối đáp án như sau: 1 – e); 2 – d); 3 – c); 4 – a); 5 – b).
Bài tập 4 (trang 51): Em hãy kể tên các tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta dưới thời Trần... ?
Hướng dẫn trả lời:* Các tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta dưới thời Trần:
- Tín ngưỡng cổ truyền: Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Đạo Phật: phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.
- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền,... rất phổ biến và phát triển.
- Tập quán sinh sống giản dị như: đi chân đất, quần áo đơn giản rất phổ biến. Nhưng trong đó là một dân tộc thượng võ, yêu quê hương đất nước và trọng nhân nghĩa.
Bài tập 5 (trang 51): Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử ghi trong bảng:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Nhà Trần định lệ thi Thái học sinh. | |
Nhà Trần quy định chọn Tam khôi. | |
Biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí. |
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
Năm 1255 |
Nhà Trần định lệ thi Thái học sinh. |
Năm 1247 |
Nhà Trần quy định chọn Tam khôi. |
Năm 1272 |
Biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí. |
Bài tập 6 (trang 51): Hãy điền vào ô bên phải tên địa phương có các công trình kiến trúc mới hoặc được tu sửa dưới thời Trần ghi ở ô bên trái.
Công trình kiến trúc | Địa phương |
Tháp Phổ Minh | |
Thành Tây Đô | |
Cung Thái thượng hoàng | |
Tháp Bình Sơn | |
Chùa Phổ Minh |
Hướng dẫn trả lời:
Công trình kiến trúc |
Địa phương |
Tháp Phổ Minh |
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định |
Thành Tây Đô |
Tỉnh Thanh Hóa |
Cung Thái thượng hoàng |
Tức Mặc, Nam Định |
Tháp Bình Sơn |
Vĩnh Phúc |
Chùa Phổ Minh |
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định |
Bài tập 7 (trang 51): Sinh hoạt văn hoá thời Trần được thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:Sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần được thể hiện:
- Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền, … Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.
- Các tập quán sinh sống giản dị như: đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.
Bài tập 8 (trang 51): Nêu những thành tựu của nền giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần?
- Thành tựu:
- Nhận xét:
Hướng dẫn trả lời:Những thành tựu của nền giáo dục thời Trần:
+ Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.
+ Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).
+ Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.
Nhận xét: Tinh hình giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý. Giáo dục, thi cử phát triển đã đào tạo cho đất nước nhiều nho sĩ trí thức giỏi.
Bài trước: Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 45 SBT Lịch Sử 7 Bài tiếp: Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 52 SBT Lịch Sử 7