Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Lịch sử 7 > Bài 25: Phong trào Tây Sơn - trang 86 SBT Lịch Sử 7

Bài 25: Phong trào Tây Sơn - trang 86 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1 trang 86,87 SBT Lịch Sử 7

1. (trang 86 SBT Lịch Sử 7): Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Nguyễn Nhạc.

B. Nguyễn Huệ.

C. Nguyễn Lữ.

D. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

2. (trang 86): Khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế) Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh vì... ?

A. muốn liên kết với quân Trịnh để tiêu diệt chúa Nguyễn.

B. để tạm yên ở mặt Bắc, dồn sức đánh quân Nguyễn ở phía Nam.

C. quân Trịnh quá mạnh, quân Tây Sơn không đủ sức chống lại.

D. quân Trịnh mạnh hơn quân Nguyễn.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

3. (trang 86): Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi trong trận đánh nào?

A. Đống Đa.

B. Ngọc Hồi.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút.

D. Hà Hồi

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

4. (trang 86): Trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786), Nguyễn Huệ đã nêu danh nghĩa là gì... ?

A. phù Lê diệt Trịnh.

B. phù Lê diệt Nguyễn,

C. phù Trịnh diệt Nguyễn.

D. phù Nguyễn diệt Trịnh.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

5. (trang 86): Việc quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) đã tạo điều kiện... ?

A. ổn định tình hình xã hội ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

B. thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

C. củng cố chính quyền phong kiến nhà Lê.

D. gồm tất cả các ý trên.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

6. (trang 87): Hoạt động nổi bật của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1786 đến năm 1788 là

A. tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

B. tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn.

C. lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê.

D. lật đổ chính quyền vua Lê

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là:C

Bài tập 2 (trang 87): Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.

1. Từ giữa thế kỉ XVIII, do sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn, xã hội Đàng Trong lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.
2. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1772 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
3. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn tổ chức 4 lần đánh vào Gia Định.
4. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Hậu từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến với quân xâm lược Xiêm.
5. Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh đã giành được thắng lợi vào ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789).

Hướng dẫn trả lời:
Đ1. Từ giữa thế kỉ XVIII, do sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn, xã hội Đàng Trong lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.
S2. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1772 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Đ3. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn tổ chức 4 lần đánh vào Gia Định.
S4. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Hậu từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến với quân xâm lược Xiêm.
Đ5. Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh đã giành được thắng lợi vào ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789).

Bài tập 3 (trang 87): Điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử trong bảng sau về những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1785

Thời gianNhững hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn
Lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Hạ phủ thành Quy Nhơn.
Kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.
Bốn lần đánh vào Gia Định.
Bắt giết được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Giành được thắng lợi trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược Xiêm.

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Những hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn

Mùa xuân 1771

Lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

Tháng 9/1773

Hạ phủ thành Quy Nhơn.

Năm 1774

Kiểm soát một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc đến Bình Thuận ở phía nam.

Tháng 1/1785

Bốn lần đánh vào Gia Định.

Tháng 1/1785

Bắt giết được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền họ Nguyễn.

Cuối năm 1785

Giành được thắng lợi trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược Xiêm.

Bài tập 4 (trang 88): Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788 đã đạt được kết quả như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788 đã đạt được kết quả:

- Từ năm 1786-1788, Nghĩa quân Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc.

- Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị nghĩa quân Tây Sơn lật đổ.

=> Như vậy, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bài tập 5 (trang 88): Điền nội dung kiến thức vào bảng sau về cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789).

Thời gian/địa điểmCuộc tiến quân của vua Quang Trung
Đến Nghệ An
Đến Thanh Hoá
Đến Tam Điệp (Ninh Bình)
Đêm 30 Tết (Âm lịch)
Đêm mồng 3 Tết
Sáng mồng 5 Tết
Trưa mồng 5 Tết

Hướng dẫn trả lời:
Thời gian/địa điểmCuộc tiến quân của vua Quang Trung
Đến Nghệ AnTuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vũ Doanh (Vinh)
Đến Thanh HoáTiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ.
Đến Tam Điệp (Ninh Bình)Mở tiệc khao quân, rồi chia quân thành năm đạo tiến vào Thăng Long, bao vây và chặn đường rút lui của địch
Đêm 30 Tết (Âm lịch) Vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
Đêm mồng 3 Tết Bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), quân giặc phải hạ khí giới, đầu hàng.
Sáng mồng 5 Tết Đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và tấn công đồn Đống Đa.
Trưa mồng 5 TếtTiến vào Thăng Long với tư thế của người chiến thắng

Bài tập 6 (trang 89): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý nghĩa lịch sử:

Hướng dẫn trả lời:

* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Phong trào Tây Sơn thắng lợi là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.