Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Lịch sử 7 > Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 52 SBT Lịch Sử 7

Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 52 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1 trang 52 SBT Lịch Sử 7

1. (trang 52 SBT Lịch Sử 7): Từ nửa sau thế kỉ XIV, do thiên tai liên tiếp làm cho đời sống nhân dân ngày càng quẫn bách. Đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

Đáp án đúng là: B. Sai

2. (trang 52): Chu Văn An đã dâng sớ lên vua Trần đòi chém 7 nịnh thần, nhưng Dụ Tông không nghe. Ông đã xin từ quan về dạy học. Đúng hay sai

A. Đúng.

B. Sai.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

3. (trang 52): Hồ Quý Ly là người có tài năng, được vua Trần trọng dụng?.

A. Đúng.

B. Sai.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

4. (trang 52): Vua Trần đã nhường ngôi cho Hồ Quý Ly lên làm vua?

A. Đúng.

B. Sai

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

5. (trang 52): Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực và đã thành công tốt đẹp?

A. Đúng.

B. Sai

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 (trang 52): Hãy nối các ô bên phải với các ô bên trái cho phù hợp

1. Năm 1344a)Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh
2. Năm 1379b)Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn
3. Năm 1390c)Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ
4. Năm 1399d)Nhà Hồ thành lập
5. Năm 1400e)Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

Hướng dẫn trả lời:

Nối các ô bên phải với các ô bên trái thích hợp như sau:

1 – c); 2 – a); 3 – b); 4 – e); 5 – d).

Bài tập 3 (trang 53): Hãy điền mốc thời gian vào bảng sau cho phù hợp với nội dung các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ?

Thời gianNội dung cải cách
Đổi tên các trấn và cho dời kinh đô vào An Tôn (thành Tây Đổ)
Cho ban hành tiền giấy.
Ban hành chính sách hạn điền.
Ban hành chính sách hạn nô.
Đặt chức học quan ở các lộ và cấp ruộng đất công cho các địa phương để sử dụng vào việc học.

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Nội dung cải cách

Năm 1397

Đổi tên các trấn và cho dời kinh đô vào An Tôn (thành Tây Đổ)

Năm 1396

Cho ban hành tiền giấy.

Năm 1397

Ban hành chính sách hạn điền.

Năm 1397

Ban hành chính sách hạn nô.

Năm 1401

Đặt chức học quan ở các lộ và cấp ruộng đất công cho các địa phương để sử dụng vào việc học.

Bài tập 4 (trang 53): Hãy điền địa phương có các cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân, nô tì vào bảng dưới đây cho đúng

Các cuộc khởi nghĩaNơi diễn ra
Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ
Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh
Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Bổ
Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn
Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

Hướng dẫn trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa

Nơi diễn ra

Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ

Hải Dương

Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh

Thanh Hoá

Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Bổ

Bắc Giang

Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn

Quốc Oai (Hà Nội)

Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

Vĩnh Phúc, Tuyên Quang

Bài tập 5 (trang 53): Hãy ghi tóm tắt vào bảng dưới đây những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ

Bài tập 5 trang 53 SBT Lịch Sử 7 ảnh 1

Hướng dẫn trả lời:
Những nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ:

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

Kinh tế

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Văn hóa - xã hội

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Bài tập 6 (trang 54): Tinh hình kinh tế Đại Việt từ nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tinh hình kinh tế Đại Việt từ nửa cuối thế kỉ XIV

- Nông nghiệp: sa sút, nhiều năm mất mùa, đói kém.

- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công của làng xã.

=> Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, lầm than. Nhiều nông dân đã bán cả ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ và biến thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

* Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là bởi:

- Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi mà chỉ lo ăn chơi, đàn đúm,...

- Tình trạng tư hữu hóa ruộng đất diễn ra mạnh mẽ, do các chính sách ruộng đất của nhà nước và sự lớn mạnh của giai cấp địa chủ, vương hầu, quý tộc.

- Trong khi đó, nhà nước vẫn ban hành và thực hiện các chính sách thuế khóa nặng nề.

Bài tập 7 (trang 54): Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nửa cuối thế kỉ XIV?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nửa cuối thế kỉ XIV là:

+ Kinh tế suy sụp,

+ Chính quyền suy yếu;

+ Vua quan, quý tộc ăn chơi xa hoa…

+ Đời sống nông dân, nô tì vô cùng cực khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc…

Bài tập 8 (trang 54): Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ?

Hướng dẫn trả lời:

* Nhận xét về các cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ:

- Công cuộc cải cách khá toàn diện, có một số mặt tích cực, nhưng một số chính sách không được thực hiện triệt để, chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân...

Bài tập 9 (trang 54): Theo em, việc Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để thành lập nhà Hồ là cần thiết, đúng đắn hay ngược lại?

Hướng dẫn trả lời:

* Việc Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần để thành lập nhà Hồ là cần thiết và đúng đắn bởi khi đó nhà Trần đã suy yếu, bất lực trước cuộc khủng hoảng xã hội và nguy cơ ngoại xâm đe doạ...

Bài tập 10 (trang 54): Em đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV?

Hướng dẫn trả lời:

Đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV:

+ Hồ Qúy Ly là một người yêu nước, có tài năng, có mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội, đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, trong cách thức. đường lối kháng chiến của ông vẫn còn nhiều những hạn chế và sai lầm vì vậy đã làm cho đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.