Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Lịch sử 7 > Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 45 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1 trang 45,46 SBT Lịch Sử 7

1. (trang 45 SBT Lịch Sử 7): Quân Mông - Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm... ?

A. 1257,1285,1286.

B. 1258,1285,1287 - 1288.

C. 1258,1287,1288.

D. 1258,1285 - 1286,1287 - 1288.

Đáp án đúng là: B

2. (trang 46): Các trận đánh quyết định sự thất bại của quân Mông - Nguyên trên đất nước ta là... ?

A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Tây Kết.

B. Vân Đồn, Bạch Đằng, Chi Lăng.

C. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử - Tây Kết - Chương Dương, Bạch Đằng.

D. Ngọc Hồi - Đống Đa, Tây Kết, Bạch Đằng.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

3. (trang 46): Để đối phó với quân giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

A. "đánh nhanh, thắng nhanh".

B. "vườn không nhà trống",

C. "ngụ binh ư nông".

D. "tiên phát chế nhân".

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

4. (trang 46): Vị tướng nào đã trả lời vua Trần: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn,

C. Lê Tần

D. Trần Bình Trọng.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A

5. (trang 46): Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỉ XIII của nước ta là... ?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn,

C. Trần Quang Khải.

D. Phạm Ngũ Lão.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 (trang 46): Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái sao cho đúng

1. Chỉ huy quân Trần ở Bình Lệ Nguyêna)Trần Khánh Dư
2. Tiết chế quân đội nhà Trầnb)Trần Thái Tông
3. Chỉ huy trận đại thắng Vân Đồnc)Trần Quốc Tuấn
4. Tác giả bài thơi “Phò giá về kinh”d)Trần Quang Khải

Hướng dẫn trả lời:

Nối như sau: 1 – b); 2 – c); 3 – a); 4 – d).

Bài tập 3 (trang 47): Hãy điền vào bảng dưới đây các trận chiến thắng của quân dân nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên cho phù hợp với mốc thời gian

Thời gianCác chiến thắng
Ngày 29-1-1258
Tháng 5-1285
Tháng 5-6-1285
Tháng 4-1288

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Các chiến thắng

Ngày 29-1-1258

Ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

Tháng 5-1285

Lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long.

Tháng 4-1288

Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.

Bài tập 4 (trang 47): Hãy điền địa danh - nơi đã diễn ra sự kiện lịch sử trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần cho phù hợp: ?

Các địa phươngSự kiện lịch sử
Trận Bình Lệ Nguyên
Trận Đông Bộ Đầu
Trận Quy Hoá
Hội nghị Diên Hồng
Hội nghị Bình Than
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử
Chiến thắng Chương Dương
Chiến thắng Vân Đồn
Chiến thắng Bạch Đằng

Hướng dẫn trả lời:

Các địa phương

Sự kiện lịch sử

Phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trận Bình Lệ Nguyên

Thuộc quận Ba Đình, Hà Nội

Trận Đông Bộ Đầu

Vùng Lào Cai, Yên Bái

Trận Quy Hoá

Quận Ba Đình, Hà Nội

Hội nghị Diên Hồng

Làng Bình Than, tổng Vạn Ti, vùng đất ngày nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Hội nghị Bình Than

Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử

Hà Nội

Chiến thắng Chương Dương

Quảng Ninh

Chiến thắng Vân Đồn

Quảng Ninh

Chiến thắng Bạch Đằng

Bài tập 5 (trang 48): Hãy nêu tên những chiến thắng tiêu biểu của quân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên và trình bày nét chính về một chiến thắng tiêu biểu nhất.

- Những chiến thắng tiêu biểu:

+ Lần thứ nhất: ......................................................................................................................

+ Lần thứ hai: ........................................................................................................................

+ Lần thứ ba: .........................................................................................................................

- Chiến thắng tiêu biểu nhất:

Hướng dẫn trả lời:
- Những chiến thắng tiêu biểu:
+ Lần thứ nhất: Vua Trần Thái Tông dẫn quân chặn đánh địch tại Bình Lệ Nguyên.
+ Lần thứ hai: Trận chiến Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
+ Lần thứ ba: chiến thắng Vân Đồn, chiến thắng Bạch Đằng.
- Chiến thắng tiêu biểu nhất:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288:
Diễn biến:
- Khi Thoát Hoan quyết định rút quân về nước, nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới. Vua tôi nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến đến gần bãi cọc, quân Trần cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua bỏ chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục.
- Chờ khi nước triều xuống, quân Trần từ hai bên bờ đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc.
- Bị đánh bất ngờ, quân giặc tháo chạy lại gặp phải bãi cọc.
=> Toàn bộ cánh thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Bài tập 6 (trang 48): Theo em, việc nhà Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

Việc nhà Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa: thống nhất ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn thể nhân dân Đại Việt.

Bài tập 7 (trang 48): Những nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân Đại Việt? Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử lớn lao của thắng lợi đó.

- Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý nghĩa lịch sử:

Hướng dẫn trả lời:

- Nguyên nhân đưa đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lực Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt đó là: Quân dân ta có lòng yêu nước, bất khuất, quyết tâm đánh giặc; có khối đoàn kết toàn dân tộc xung quanh triều đĩnh; có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo; có các tướng lĩnh tài ba...

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

+ Nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.

Bài tập 8 (trang 49): Em có nhận xét gì về vai trò, những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên

Hướng dẫn trả lời:

Trần Quốc Tuấn là Tiết chế, Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba, ông đã cùng triều đình vạch ra đường lối chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.