Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Lịch sử 7 > Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - trang 30 SBT Lịch Sử 7

Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - trang 30 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1 trang 30 SBT Lịch Sử 7

1. (trang 30 SBT Lịch Sử 7): Quê hương của Lý Công uẩn ở đâu?

A. Thuận Thành (Bắc Ninh).

B. Quế Võ (Bắc Ninh),

C. Từ Sơn (Bắc Ninh)

D. Đông Anh (Hà Nội).

Đáp án đúng là: C

2. (trang 30): Người đổi tên Đại La thành Thăng Long là ai?

A. Lý Bí.

B. Lê Long Việt.

C. Lý Công uẩn.

D. Lý Nhân Tông.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

3. (trang 30): Nhà Lý chia cả nước thành... ?

A. 10 đạo.

B. 12 đạo.

C. 12 lộ

D. 24 lộ, phủ.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D. 24 lộ, phủ

4. (trang 30: Quốc hiệu Đại Việt có từ thời nào?

A. Tiền Lê.

B. Lý Nam Đế.

C. Lý.

D. Trần.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C. Lý

Giải thích: Quốc hiệu Đại Việt có từ thời Lý.

5. (trang 30): Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có từ thời... ?

A. Đinh.

B. Tiền Lê.

C. Lý.

D. Trần.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 (trang 30): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau:

1. Lý Công Uẩn là con nuôi nhà sư Vạn Hạnh.
2. Lý Thái Tổ là người viết Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
3. Kinh thành Thăng Long thời Lý còn rất hoang sơ
4. Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống...
5. Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân lính thay phiên nhau về cày ruộng.
6. Thời Lý, dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Hướng dẫn trả lời:

S1. Lý Công Uẩn là con nuôi nhà sư Vạn Hạnh.
Đ2. Lý Thái Tổ là người viết Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
S3. Kinh thành Thăng Long thời Lý còn rất hoang sơ
Đ4. Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống...
Đ5. Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân lính thay phiên nhau về cày ruộng.
Đ6. Thời Lý, dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Bài tập 3 (trang 31): Em hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây

Thời gianSự kiện lịch sử
Lê Hoàn qua đời.
Lê Long Đĩnh mất.
Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.
Nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1005

Lê Hoàn qua đời.

1009

Lê Long Đĩnh mất.

Tháng 2 năm 1011

Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.

Năm 1402

Nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

Năm 1804

Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

Bài tập 4 (trang 31): Hãy điền vào bảng dưới đây về tình hình luật pháp và quân đội nước ta thời Lý.

Luật PhápQuân Đội
.......................... .......................... ....................... .......................

Hướng dẫn trả lời:

Luật pháp

Quân đội

- Ban hành bộ Hình thư (1042)

- Quy định chặt chẽ về việc:

+ Bảo vệ nhà vua

+ Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân

+ Nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

+ Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông".

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

Bài tập 5 (trang 31): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và các đơn vị hành chính địa phương thời Lý

Hướng dẫn trả lời:

Cấp triều đình: Vua -> Các đại thần, các quan văn, võ.

Các cấp hành chính địa phương: Lộ, phủ (tri phủ, tri châu) - huyện - hương - xã.

Ta có sơ đồ như sau:


Bài tập 6 (trang 32): Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long có ý nghĩa: Đây là nơi vị trí trung tâm của đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước về nhiều mặt và bảo vệ đất nước hơn ở Hoa Lư.

Bài tập 7 (trang 32): Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời từ thời Lý theo em có tác dụng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên có tác dụng:

+ Bảo vệ và củng cố vương triều,

+ Góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định xã hội, xây dựng đất nước hùng mạnh.

Bài tập 8 (trang 32): Những công việc nhà Lý đã làm có gì khác và mới so với nhà Đinh, Tiền Lê?

Hướng dẫn trả lời:

Sự khác nhau trong những việc làm của nhà Lý so với nhà Đinh, Tiền Lê có ý nghĩa trong xây dựng và đổi mới đất nước như:

+ Dời đô về Thăng Long,

+ Đổi quốc hiệu,

+ Ban hành bộ luật thành vãn đầu tiên,

+ Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp có quy củ, chặt chẽ và hệ thống hơn thời Đinh - Tiền Lê.