Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - trang 18 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 1 trang 18,19 SBT Lịch Sử 7
1. (trang 18 SBT Lịch Sử 7): Các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ nào?
A. những thế kì trước Công nguyên.
B. những thế kỉ đầu Công nguyên.
C. thê kỉ X-XIII.
D. thế kỉ X-XVIII.
Đáp án đúng là: B
2. (trang 18): Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng vào thời gian nào?
A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.
B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.
C. từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
D. từ nửa sau thế kỉ XVIII.
Đáp án C
3. (trang 18): Thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên vương quốc.
A. Cham-pa.
B. Su-khô-thay.
C. Lan Xang.
D. Pa-gan
Đáp án B
4. (trang 19): Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là gì?
A. Cam-pu-chia
B. Cham-pa.
C. Khơ-me.
D. Chân Lạp.
Đáp án D
5. (trang 19): Thời kì Ăng-co kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. thế kỉ V- X.
B. thế kỉ IX - X.
C. thế kỉ IX - XV.
D. thế ki X - XV.
Đáp án C
6. (trang 19): Tộc người chiếm đa số ở Cam-pu-chia là tộc người nào?
A. người Thái.
B. người Khơ-me.
C. người Chăm.
D. người Lào.
Đáp án B
7. (trang 19): Chủ nhân của cánh đồng Chum ở Lào là ai?
A. người Môn cổ.
B. người Lào Lùm.
C. người Lào Thơng.
D. người Khơ-me.
Đáp án C
8. (trang 19): Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là ai?
A. Khúm Bo-lom.
B. Pha Ngừm.
C. Xu-lin-nha Vông-xa.
D. Chậu A Nụ.
Đáp án B
9. (trang 19): Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
A. thế kỉ X - XV.
B. thế kỉ XV - XVI.
C. thế kỉ XV - XVII.
D. thế kỉ XVI - XVIII.
Đáp án C
Bài tập 2 (trang 19): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.
1. Các nước Đông Nam Á đều có chung điều kiện tự nhiên là khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây lưu niên. | |
2. Dấu vết con người thời nguyên thuỷ đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. | |
3. Các quốc gia nhỏ đã ra đời và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á trong khoảng những thế kỉ trước Công nguyên. | |
4. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của nước Mi-an-ma sau này. | |
5. Khu đền tháp Ăng-co Vát là công trình nghệ thuật đặc sắc của đất nước Cam-pu-chia. |
Hướng dẫn trả lời:
S | 1. Các nước Đông Nam Á đều có chung điều kiện tự nhiên là khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây lưu niên. |
Đ | 2. Dấu vết con người thời nguyên thuỷ đã được tìm thấy ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. |
S | 3. Các quốc gia nhỏ đã ra đời và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á trong khoảng những thế kỉ trước Công nguyên. |
S | 4. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của nước Mi-an-ma sau này. |
Đ | 5. Khu đền tháp Ăng-co Vát là công trình nghệ thuật đặc sắc của đất nước Cam-pu-chia. |
Bài tập 3 (trang 20): Hoàn thành bảng thống kê sau về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam-pu-chia từ thế kỉ I đến thế kỉ XIX
Giai đoạn | |
Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI | |
Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII | |
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV | |
Năm 1863 |
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn |
Nội dung chính |
Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI |
Thời tiền sử (đồ đá) cư dân cổ lập nước Phù Nam. |
Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII |
Thời kì hình thành và bước đầu phát triển của nhà nước Cam-pu-chia sơ kì, còn có tên gọi là Bha-va-pu-ra. Khu vực ban đầu của vương quốc này ở trung lưu sông Mê Công. |
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV |
Thời kì Ăng-co, giai đoạn phát triển của Cam-pu-chia. |
Năm 1863 |
Giai đoạn suy yếu và khủng hoảng của Cam-pu-chia. |
Bài tập 4 (trang 20): Nêu những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.
Hướng dẫn trả lời:Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện qua các mặt như sau:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề làm nông.
+ Rất chú trọng đến vấn đề thủy lơi: đào nhiều hồ, kênh, mương, máng để sự trữ và điều phối nước tưới.
+ Ngoài ra, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.
- Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
* Về chính trị:
- Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.
- Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.
* Về văn hóa:
- Thời Ăng-co đã góp phần xây dựng một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo của người Cam-pu-chia.
- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình.
Bài tập 5 (trang 20): Hoàn thành bảng thống kê sau về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX
Giai đoạn | Nội dung chính |
Thế kỉ XIII | |
Năm 1353 | |
Thế kỉ XV-XVII | |
Từ thế kỉ XVIII | |
Cuối thế kỉ XIX |
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn |
Nội dung chính |
Thế kỉ XIII |
Một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm. Các bộ tộc người Lào sống trong các Mường cổ, chủ yếu bằng trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. |
Năm 1353 |
Pha Ngừm tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng, gọi là Lan Xang (Triệu Voi). |
Thế kỉ XV-XVII |
Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lan Xang. |
Từ thế kỉ XVIII |
Lan Xang suy yếu dần vì những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc. Bị vương quốc Xiêm xâm chiếm và cai trị. |
Cuối thế kỉ XIX |
Thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp. |
Bài tập 6 (trang 21): Trình bày những thuận lợi và khó khăn của các nước Đông Nam Á trong việc phát triển nông nghiệp thời phong kiến.
- Thuận lợi:............................
- Khó khăn:.............................
Hướng dẫn trả lời:* Những thuận lợi và khó khăn của các nước Đông Nam Á trong việc phát triển nông nghiệp thời phong kiến:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Đất đai phì nhiêu, màu mỡ;
+ Thời tiết mưa nhiều => cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng
Chính vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
- Khó khăn:
+ Thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Bài tập 7 (trang 21): Nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
- Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên:............................................
- Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII:............................................
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX:............................................
Hướng dẫn trả lời:* Tóm tắt các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX:
- Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên: Các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện.
- Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII: Thời kỳ hình thành và phát triển thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy yếu.
Bài trước: Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - trang 15 SBT Lịch Sử 7 Bài tiếp: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - trang 22 SBT Lịch Sử 7