Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - trang 25
Bài 8 ngắn nhất: Nước ta buổi đầu độc lập
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 8 trang 25: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô quyền?
Giải đáp:
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền theo mô hình quân chủ chuyên chế, do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
=> Tổ chức bộ máy lúc đầu còn sơ khai nhưng bước đầu đã làm cho đất nước được yên ổn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 8 trang 27: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
Giải đáp:
- Sau khi Ngô Quyền mất, 2 người con của ông còn trẻ chưa đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước không ổn định.
- Đến năm 965, Xương Văn chết, đất nước rơi và tình trạng hỗn loạn bởi 12 sứ quân.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 8 trang 28: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?
Giải đáp:
- Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Hãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các xứ quân khác. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại, tình trạng cát cứ chấm dứt.
- Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên và thống nhất.
Bài 1 trang 28 Lịch Sử 7: Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
Giải đáp:
Những biểu hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước là:
- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc để thiết lập một triều đình mới ở trung ương => Khẳng định nước ta không còn là một quận huyện của Trung Quốc.
- Xây dựng bộ máy quan lại cai quản đất nước, tập trung quyền lực vào trong tay vua.
Bài 2 trang 28: Tại sao lại sảy ra “Loạn 12 xứ quân”?
Giải đáp:
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Triều đình trở nên rối ren.
- Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương diễn ra liên miên. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh chiếm lẫn nhau.
=> Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Bài 3 trang 28: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Giải đáp:
Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập:
- Công lao của Ngô Quyền: Ngô Quyền có công lớn trong việc giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm. Bước đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của nước ta.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - trang 24 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - trang 28