Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - trang 107

Lịch Sử 7 Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII) - trang 107

Bài 22 phần 2 ngắn nhất: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 107: Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều?

Giải đáp:

Nam – Bắc triều hình thành do:

+ Khi triều nhà Lê suy yếu sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến ngày càng quyết liệt.

+ Vốn là một võ quan, Mạc Đăng Dung lợi dụng tình hình đó nên đã cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều)- năm 1527.

+ Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).

=> Từ đó hình thành Nam – Bắc triều.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 108: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa gì cho nhân dân ta.

Giải đáp:

Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra những tai họa rất lớn cho nhân dân ta, đó là:

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Chiến tranh làm cho làng mạc tiêu điều, xơ xác.

- Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc, chết đói đầy đường.

- Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 108: Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?

Giải đáp:

* Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong:

Năm 1545. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.

=> Tại đây, Nguyễn Hoàng và con cháu của ông xây dựng một thế lực riêng. Hình thành nên thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 22 trang 109: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

Giải đáp:

Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

- Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng trong một thời gian dài.

=> Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.

Bài 1 trang 109 Lịch Sử 7: Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

Giải đáp:

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Chiến tranh làm cho làng mạc xơ xác, tiêu điều

- Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc, chết đói đầy đường.

- Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.

Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.

- Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng: đàng trong và đàng ngoài trong một thời gian dài.

- Tình trạng đất nước chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao thương đau cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.

Bài 2 trang 109: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVII?

Giải đáp:

Nhận xét về tình hình chính trị, xã hội nước ta thời kì thế kỉ XVI – XVII:

- Về chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra tình trạng chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: Xã hội bất ổn định, chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. => Vì vậy nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân đã nổ ra nhằm lật đổ chính quyền.