Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - trang 3

Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - trang 3

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 3

Bài 1 ngắn nhất: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 3: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm ấy đã có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

Giải đáp:

- Khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã:

+ Thành lập vương triều mới của họ.

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho nhau.

- Những việc làm đó có tác động:

+ Người Giéc-man có nhiều ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

+ Còn nô lệ và nông dân biến thành giai cấp nông nô.

-> Hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 3: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?

Giải đáp:

- Các thủ lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất đã hình thành nên giai cấp lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân công xã bị mất ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa => hình thành giai cấp nông nô.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 4: Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa phong kiến trong lãnh địa.

Giải đáp:

- Lãnh địa phong kiến:

+ Như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, có tường cao bao xung quanh.

+ Bên trong có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại… Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy…

- Cuộc sống của lãnh chúa phong kiến trong lãnh địa:

+ Nhàn rỗi, xa hoa

+ Không bao giờ phải lao động.

+ Suốt ngày luyện bắn cung, luyện kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc tùng trong lâu đài nguy nga.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 5: Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?

Giải đáp:

Cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người để buôn bán, lập xưởng.

-> Chính vì vậy đã xuất hiện các thị trấn sau đó phát triển thành các thành phố lớn được gọi là thành thị trung đại.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 1 trang 5: Những ai sống trong các thành thị trung đại? Họ làm những nghề gì?

Giải đáp:

- Cư dân sống trong thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Những thợ thủ công và thương nhân lập nên các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

Bài 1 trang 5 Lịch Sử 7: Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào?

Giải đáp:

* Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu:

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

-> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

Bài 2 trang 5 Lịch Sử 7: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.

Giải đáp:

- Lãnh địa phong kiến: Là vùng đất tư rộng lớn của lãnh chúa, ở đó các lãnh chúa có mọi quyền hành như những ông vua con, lãnh địa trở thành một vương quốc nhỏ.

- Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa: Là đơn vị kinh tế độc lập, mang tính khép kín, tự cấp tự túc. Nông nô là lực lượng sản xuất chính.

Bài 3 trang 5 Lịch Sử 7: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa.

Giải đáp:

- Thành thị trung đại xuất hiện vì: Thủ công nghiệp phát triển sản xuất ra nhiều sản phẩm dẫn tới nhu cầu trao đổi, buôn bán các mặt hàng thủ công nghiệp ngày càng cao

=> Và nơi tập trung buôn bán đó đã hình thành nên các thành thị.

- Điểm khác nhau giữa nền kinh tế trong thành thị với kinh tế lãnh địa là:

+ Nền kinh tế chủ yếu: Ở lãnh địa là nông nghiệp, ở thành thị trung đại là sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Tính chất: Ở lãnh địa là kinh tế khép kín, tự cấp, tự túc. Ở thành thị là kinh tế hàng hóa, các sản phẩm thủ công được sản xuất để trao đổi và buôn bán.