Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX - trang 147

Lịch Sử 7 Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX - trang 147

Bài 28 phần 2 ngắn nhất: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 1 trang 147 Lịch Sử 7: Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.

Giải đáp:

Một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX:

- Văn học:

+ Văn học dân gian phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm tác giả tiêu biểu: Truyện Kiều – Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát…

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuận dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến khắp nơi.

+ Tranh dân gian xuất hiện và phát triển mạnh.

+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao.

- Khoa học:

+ Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí tiền biên; Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục…

+ Địa lý: Gia Định thành thông chí; Nhất thống dư địa chí…

+ Y học: Lê Hữu Trác là người thầy thuốc nổi tiếng.

- Kĩ thuật:

+ Một số kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã ảnh hưởng vào Việt Nam như: Làm đồng hồ, kính thiên lý, chế tạo máy xẻ gỗ, làm tàu thủy chạy bằng máy hơi nước…

Bài 2 trang 147 Lịch Sử 7: Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?

Giải đáp:

Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kì này đã chứng tỏ các ngành khoa học xã hội như: Sử học, địa lí, Y học nước ta thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rất rực rỡ, cùng với đó là sự phát triển của khoa học. Điều đáng chú ý là sự tiếp nhận kĩ thuật hiện đại với nghề làm đồng hồ và việc đóng thành công các tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. Những thành tựu đó đã nói lên tài năng của thủ công Việt Nam đương thời, tiếc rằng nó không được nhà nước sử dụng và phát huy.