Lịch Sử 7 Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 58
Bài 14 phần 2 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 58: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
Giải đáp:
- Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích: Mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác. Đồng thời, biến hai nước thành cầu nối để xâm lược và thôn tính các nước ở phía nam Trung Quốc.
- Quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt vì: Muốn biến Chăm-pa thành bàn đạp để tấn công vào phía nam Đại Việt, phối hợp với canh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 59: Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
Giải đáp:
Tác dụng của hội nghị Diên Hồng trong việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến:
- Mục đích của hội nghị là bàn kế hoạch đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão.
- Hội nghị có tác dụng động viên nhân dân tích cực chuẩn bị phục vụ cho kháng chiến.
- Thể hiện quyết tâm trên dưới một lòng, triệu người như một, cùng quyết tâm đánh đuổi, tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 59: Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần?
Giải đáp:
* Sự kiện thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần đó là:
- Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
- Mọi người đồng lòng trong hội nghị “Diên hồng”. Khi vua Trần hỏi các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng nên đánh hay nên hòa, mọi người đồng thanh trả lời: “Nên đánh”.
- Chữ “ Sát thát” được thích trên cánh tay các quân sĩ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 60: Hãy sử dụng lược đồ để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285.
Giải đáp:
* Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285
- Cuối tháng 1 — 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Sau một số trận chiến ở biên giới, Trần Hưng Đạo chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” ở Thăng Long.
- Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đã đầu hàng.
- Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam, tạo thế "gọng kìm". Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
- Từ tháng 5 - 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội), quân ta tiến vào Thăng Long.
- Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 61: Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?
Giải đáp:
Nhận xét về kết quả cuộc kháng chiến:
- Cuộc kháng chiến diễn ra với lực lượng chênh lệch rất lớn, thế giặc mạnh (hơn 50 vạn quân) lại có kinh nghiệm chinh chiến, lúc đầu quân ta gặp phải rất nhiều khó khăn.
- Nhưng nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm kháng chiến của quân và dân ta, cùng với đó là chủ trương lãnh đạo sáng suốt của vua tôi nhà Trần mà cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
⇒ Thể hiện “Hào khí Đông A”.
Bài 1 trang 61 Lịch Sử 7: Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
Giải đáp:
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược này, nhà Trần đã có một sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt từ: kinh tế, quân sự, chính trị - tư tưởng cùng với chủ trương chiến lược rõ ràng có ý nghĩa rất lớn quyết định đến kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến:
- Tạo thế chủ động cho quân và dân ta.
- Tăng cường tiềm lực, sức mạnh về quân sự, kinh tế cho đất nước chuẩn bị kháng chiến.
- Củng cố nâng cao tinh thần quyết tâm kháng chiến.
- Được lòng dân, quân và dân một lòng, đoàn kết kháng chiến, trong cả nước tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp.
Bài 2 trang 61 Lịch Sử 7: Dựa và lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.
Giải đáp:
* Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên:
Cuối tháng 1 — 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công xâm chiếm Đại Việt. Sau một số trận chiến ở biên giới, Trần Hưng Đạo chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” ở Thăng Long.
- Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đã đầu hàng.
- Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam, nhằm tạo thế "gọng kìm". Quân ta chiến đấu dũng cảm, kiên cường, Thoát Hoan phải lui quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
- Từ tháng 5 - 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội), quân ta tiến vào Thăng Long.
- Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai
Bài 3 trang 61 Lịch Sử 7: Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?
Giải đáp:
Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai:
- Khi quân giặc mạnh thì tránh tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Thời cơ đến thì phản công tiêu diệt.
- Thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 56 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 63