Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa - trang 44

Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa - trang 44

Bài 12 phần 1 ngắn nhất: Đời sống kinh tế, văn hóa

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 trang 44: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?

Giải đáp:

* Ý nghĩa của việc cày ruộng tịch điền:

- Cầu cho một năm mới bội thu.

- Thể hiện sự quan tâm của triều đình đến sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 trang 45: Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?

Giải đáp:

* Nông nghiệp thời Lý phát triển vì:

- Điều kiện đất nước hòa bình, ổn định.

- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp: Cày tịch điền, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy, chú trọng khai hoang, làm thủy lợi…

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 trang 46: Qua việc làm trên của vua Lý, em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống?

Giải đáp:

- Nhận xét về hàng tơ lụa Đại Việt thời Lý: Nghề thủ công dệt tơ lụa ở Việt Nam rất phát triển, làm ra được những sản phẩm chất lượng có thể sánh được với gấm vóc của nước Tống.

- Nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống vì:

+ Hàng tơ lụa của Đại Việt làm ra có chất lượng tốt.

+ Nâng cao giá trị hàng tơ lụa trong nước.

+ Thể hiện ý thức tự chủ của dân tộc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 trang 46: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp là gì?

Giải đáp:

Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và có những bước tiến mới:

+ Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.

+ Các nghề làm gốm, trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 12 trang 46: Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp ở nước ta thời đó như thế nào?

Giải đáp:

* Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp ở nước ta thời đớ rất phát triển.

- Ở vùng hải đảo và vùng biên giới Lý – Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung nhân dân đế trao đổi.

- Xuất hiện nhiều cảng biển tàu thuyền buôn bán tấp nập.

Bài 1 trang 46 Lịch Sử 7: Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

Giải đáp:

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhà Lý đã ban hành nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như: Cày tịch điền, chia ruộng đất cho nông dân cày cấy, chú trọng khai hoang, làm thủy lợi…

Bài 2 trang 46: Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.

Giải đáp:

* Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý:

- Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.

+ Các nghề làm gốm, trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

- Thương nghiệp:

+ Việc buôn bán ở trong nước và ngoài nước đều được mở mang hơn trước. Thuyền buôn của nhiều nước đến Đại Việt buôn bán.

+ Vân Đồn, Thăng Long đã trở thành những trung tâm buôn bán quan trọng của cả nước.

Bài 3 trang 46: Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Giải đáp:

* Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu làm cho đời sống nhân dân ổn định, đó là cơ sở, là nền tảng để các ngành kinh tế khác phát triển như thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Thủ công nghiệp: Sản xuất thủ công nghiệp phát triển, sản xuất được nhiều sản phẩm dẫn đến nhu cầu trao đổi, buôn bán sản phẩm => Thương nghiệp phát triển.

- Thương nghiệp buôn bán các sản phẩm của thủ công nghiệp và nông nghiệp.