Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 90

Lịch Sử 7 Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 90

Bài 19 phần 3 ngắn nhất: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 90: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (qua lược đồ).

Giải đáp:

Diễn biến trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông mở cuộc phản công ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ của Vương Thông, nghĩa quân phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của địch.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, hơn 1 vạn tên bị bắt sống; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 92: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?

Giải đáp:

Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

- Tháng 10/1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, tiến vào theo đường Lạng Sơn, một đạo do Mộc Thạch chỉ huy, tiến vào theo đường Hà Giang.

- Nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân của giặc.

- Ngày 8 tháng 10 năm 1427, Liễu Thăng dẫn quân tiến vào nước ta, bị nghĩa quân phục kích và Liễu Thăng đã bị quân ta giết ở Chi Lăng. Sau đó Lương Minh lên thay cho quân tiến xuống Xương Giang. Trên đường đi bị nghĩa quân tập kích ở Cần Trạm, tiêu diệt được hơn 3 vạn tên, Lương Minh bị giết tại trận.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng tới Xương Giang co cụm tại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

- Nghe tin, Liễu Thăng bại trận, Mộc Thạch vô cùng hoảng sợ, vộ vàng rút quân về nước.

- Được tin viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và rút quân về nước.

Bài 1 trang 93 Lịch Sử 7: Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.

Giải đáp:

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tháng 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và đã cảm tử hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 năm 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 năm 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động.

- Tháng 10 – 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 93 Lịch Sử 7: Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Giải đáp:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu trên dưới một lòng.

- Nghĩa quân có đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo có bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.

Bài 3 trang 93 Lịch Sử 7: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?

Giải đáp:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ.