Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Lịch sử 7 (ngắn nhất) > Lịch Sử 7 Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 87

Lịch Sử 7 Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 87

Bài 19 phần 2 ngắn nhất: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 87: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?

Giải đáp:

Nhận xét về kế hoạch tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. của Nguyễn Chích. Đây là kế hoạch đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ:

- Đất Nghệ An có nhiều điểm thuận lợi cho hoạt động của nghĩa quân đó là: Đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, có thể dựa vào đó để đánh ra Đông Đô.

- Với kế hoạch này nhanh chóng thu được thắng lợi ban đầu: Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nghĩa quân đã giải phóng được Nghệ An, Thanh Hóa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 88: Em hãy trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?

Giải đáp:

Những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 – 1425:

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

→ Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 trang 89: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó.

Giải đáp:

* Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia nghĩa quân làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:

+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang

+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan.

+ Đạo thứ ba, tiến thẳng ra Đông Quan.

* Nhận xét về kế hoạch của Lê Lợi:

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi vô cùng hợp lý và đúng đắn. Kế hoạch đã được những người chỉ huy tính toán kỹ càng và chặt chẽ, quy định nhiệm vụ cụ thể của mỗi đạo quân.

Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

=> Buộc quân Minh rơi vào thế bị động.

Bài 1 trang 89 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

Giải đáp:

* Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến cuối năm 1426:

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

Bài 2 trang 89 Lịch Sử 7: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

Giải đáp:

* Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:

+ Năm 1425, khi Lê Lợi kéo quân đến Làng Đa Lôi, xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An thì tất cả người già, người trẻ đều thi nhau đem trâu, rượu ra tiếp và khao quân.

+ Nghĩa quân đi đến đâu, người dân, trai tráng trong làng đều xin gia nhập nghĩa quân đến đó. Nhờ vậy mà lực lượng nghĩa quân mạnh lên nhanh chóng.

+ Nghĩa quân rất được lòng dân, nghĩa quân đi đến đâu, nhân dân đều ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt.