Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước - trang 132
Bài 26 ngắn nhất: Quang Trung xây dựng đất nước
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 26 trang 132: Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển?
Giải đáp:
"Mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển là do:
+ Khi "Mở cửa ải": Việc trao đổi hàng hóa với nước ngoài sẽ được phát triển,
+ “Thông chợ búa” thì việc trao đổi hàng hóa trong nước cũng được diễn ra tấp nập.
=> Thương nghiệp phát triển.
Hàng hóa được trao đổi chủ yếu là các sản phẩm thủ công nghiệp do đó, khi việc buôn bán ở trong và ngoài nước phát triển kéo theo sản xuất thủ công nghiệp cũng được đẩy mạnh (sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng được nâng cao).
=> Thủ công nghiệp phát triển
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 26 trang 132: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
Giải đáp:
• Chiếu lập học “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.
• Hoài bão của vua Quang Trung được thể hiện thông qua Chiếu lập học là: Coi trọng giáo dục, lấy việc dạy học làm đầu tiên, đào đạo nhân tài để xây dựng đất nước.
Bài 1 trang 133 Lịch Sử 7: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
Giải đáp:
Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc là:
- Chính sách phát triển kinh tế, ổn định xã hội:
+ Nông nghiệp: Vua cho ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong; bỏ hoặc giảm tô thuế.
+ Công thương nghiệp: “Mở cửa ải, thông chợ búa”.
⇒ Kinh tế khôi phục và phát triển, xã hội ổn định.
- Văn hóa – giáo dục:
+ Ban bố “Chiếu lập học”, khuyến khích mở trường ở các làng, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của đất nước.
Bài 2 trang 133: Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
Giải đáp:
Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung:
- Đối với nhà Thanh mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng mảnh đất của tổ quốc. Vua Thanh phải công nhân Quang Trung là quốc vương.
Ý nghĩa của đường lối ngoại giao này:
- Bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc, tạo sự hòa hiếu với các nước láng giềng.
- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó, làm cho nhà Thanh phải kiêng rè.
Bài 3 trang 133: Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
Giải đáp:
Những nét chính về sự nghiệp của vua Quan Trung:
- Năm 1771: Cùng anh em dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Năm 1777: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, lật đổ họ Nguyễn ở Đàng trong.
- Năm 1785: Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- Năm 1786: Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế) lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Năm 1789: Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi nước nhà.
- Từ 1789 đến 1792: Vua Quang xây dựng vương triều Tây Sơn hùng mạnh.
- Ngày 15/9/1792: Quang Trung đột ngột qua đời.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn - trang 127 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - trang 136