Lịch Sử 7 Bài 20 phần 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ - trang 94
Bài 20 phần 1 ngắn nhất: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 94: Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần.
Giải đáp:
Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ, khi so sánh với nước Đại Việt thời Trần em thấy có những điểm khác nhau cơ bản sau:
- Đất nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, chia nhỏ đất nước ra để cai trị.
- Phạm vi các đạo này căn bản được phân chia khoa học, phù hợp với đặc trưng riêng của từng vùng miền.
- Bộ máy chính trị thời Lê Sơ được hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời Trần. Các đơn vị hành chính địa phương được phân chia rõ ràng hơn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 trang 96: Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong "Đại Việt sử kí toàn thư"?
Giải đáp:
Trong thời Lê sơ, tổ chức quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương. Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh.
- Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hằng năm, quân lính được tập luyện võ nghệ, tham gia chiến trận để rèn luyện và củng cố đội quân.
- Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Nhận xét: Chủ trương của nhà Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước là kiên quyết bảo vệ từng mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, bằng bất cứ giá nào cũng cần giữ vững toàn vẹn lãnh thổ.
Bài 1 trang 96 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
Giải đáp:
Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ: Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và hoàn chỉnh thời Lê Thánh Tông.
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua là các quan đại thần, ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn khác.
- Ở địa phương:
Thời Lê Thánh Tông cả nước gồm 15 đạo, dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Đứng đầu mỗi đạo là ba ti.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:
Bài 2 trang 96: Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.
Giải đáp:
Những đóng góp của Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật:
- Trong việc xây dựng bộ máy nhà nước: Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương một cách chặt chẽ, rõ ràng. Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.
- Pháp luật: Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay bộ Hồng Đức với nhiều nội dung tiến bộ, chặt chẽ.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 90 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 20 phần 2: Nước Đại Việt thời Lê Sơ - trang 97