Lịch Sử 7 Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 77
Bài 16 phần 2 ngắn nhất: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 77: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Giải đáp:
Hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ:
- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho triều Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, dân định giảm sút.
- Nhà Trần không còn đủ sức cai trị đất nước như trước nữa.
- Giữa lúc đó, Hồ Quý Ly đã nắm giữ vị trí cao nhất trong triều đình.
⇒ Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua lập ra nhà Hồ.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 78: Nhà Hồ đã thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
Giải đáp:
Nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền, hạn nô vì:
- Khi đó hoàn cảnh đất nước cuối thời Trần, có chính sách điền trang – thái ấp mà số ruộng thuộc sở hữu của tư nhân là rất lớn, ruộng công chỉ còn lại một phần nhỏ. Để thu hồi lại số ruộng tư này và hạn chế quyền lực của các vương công, quý tộc nên nhà Hồ đã ban hành chính sách hạn điền.
- Chính sách hạn nô để:
+ Để có thể tận dụng được nguồn nhân lực phát triển đất nước.
+ Suy giảm thế lực của những vương công, quý tộc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 79: Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
Giải đáp:
Nhận xét về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly:
Nhà Hồ rất quan tâm và ban hành nhiều chính sách để phát triển và củng cố quân sự, quốc phòng.
- Tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo ra được loại súng mới là súng thần cơ.
- Xây dựng một số thành trì kiên cố.
=> Các chính sách này đã góp phần tích cực vào xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh, quy củ, được trang bị vũ khí đầy đủ.
Bài 1 trang 80 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Giải đáp:
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,.... Cụ thể:
- Chính trị: Cải tổ hàng ngũ quan văn, quan võ, cho những người có tài năng và thân cận với mình nắm giữ.
Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền.
- Kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy.
+ Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh thuế ruộng.
- Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô.
- Văn hóa – giáo dục:
+ Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Dịch sách Hán ra chữ Nôm, để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
+ Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
- Quân sự: Tăng cương củng cố quân sự, quốc phòng.
Bài 2 trang 80 Lịch Sử 7: Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
Giải đáp:
* Những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
- Tiến bộ:
+ Tăng cường tính tập quyền của triều đình trung ương.
+ Góp phần giải quyết tình trạng tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần.
+ Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ: khuyến khích học hành, dịch sách Hán ra chữ Nôm.
+ Xây dựng được quân đội mạnh.
- Hạn chế:
+ Cải cách tiến bộ nhưng chưa thực tế, chưa có tính khả thi trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ, do đó nhiều chính sách mới chỉ trên lý thuyết và chưa được thực hiện triệt để.
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của nhân dân.
Bài 3 trang 80 Lịch Sử 7: Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?
Giải đáp:
Nhận xét:
Hồ Quý Ly là người tài giỏi, yêu nước, thương dân, trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng, rối ren cuối triều Trần đã đứng lên – khi còn là một viên quan tiến hành cải cách đất nước. Đưa ra những chính sách tiến bộ, để lại nhiều bài học cho đời sau.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 16 phần 1: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 74 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III - trang 81