Lịch Sử 7 Bài 16 phần 1: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 74
Bài 16 phần 1 ngắn nhất: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 74: Tình trạng kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?
Giải đáp:
* Tình trạng kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV:
+ Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, đại chủ giàu có, biến thành nô tì.
+ Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống bấp bênh, cực khổ.
- Nguyên nhân: Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi mà chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 75: Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thể kỉ XIV?
Giải đáp:
Nhận xét về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV:
- Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi sa đọa.
- Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
=> Triều đình thối nát, tình hình đất nước bất ổn đời sống nhân dân lầm than. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã diễn ra.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 16 trang 76: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Giải đáp:
Tên | Thời gian | Địa bàn hoạt động |
Khởi nghĩa của Ngô Bệ | 1334 – 1460 | Hải Dương |
Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ | 1379 | Thanh Hóa |
Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn | 1390 | Hà Tây (Hà Nội) |
Khởi nghĩa của Nguyễn Như Cái | 1399 – 1400 | Sơn Tây (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. |
Bài 1 trang 77 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.
Giải đáp:
* Tình hình kinh tế xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.
- Tình hình kinh tế:
+ Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, bán vợ, bán con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì.
+ Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống người dân khổ cực, bấp bênh.
- Tình hình xã hội:
+ Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi, trác táng.
+ Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
+ Đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.
=> Mâu thuẫn xã hội trở nền ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra.
Bài 2 trang 77 Lịch Sử 7: Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Giải đáp:
* Nhận xét về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV:
- Vào nửa cuối thế kỉ XIV, vua, quan, quý tộc Trần không còn quan tâm đến vấn đề đất nước mà chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc.
- Triều đình rối ren, kinh tế đất nước ngày càng đói kém, kiệt quệ, tình trạng mất mùa liên tiếp xảy ra, xã hội bất ổn.
- Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đẩy mâu thuẫn xã hội lên cao. Do đó các phong trào đấu tranh của nhân dân liên tiếp nổ ra chống lại triều đình phong kiến thối nát.
⇒ Nhà Trần đã suy yếu, không còn đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của đất nước, tất yếu sẽ bị sụp đổ.
Bài 3 trang 77 Lịch Sử 7: Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?
Giải đáp:
- Vào nửa sau thế kỉ XIV, hàng loạt phong trào khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp mọi nơi trên đất nước. Điều đó đã nói lên tình trạng đất nước rối ren, xã hội bất ổn định, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
- Nguyên nhân chính là do vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước, không quan tâm tới đời sống của nhân dân mà chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc. Nhân dân ngày càng cực khổ, làm thân nên tất yếu họ sẽ vùng lên đấu tranh.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - trang 71 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - trang 77