Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 66
Bài 14 phần 4 ngắn nhất: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 66: Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Giải đáp:
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của nhà Trần đã huy động được đông đảo tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp cả nước.
- Khi giặc đến: cả nước chuẩn bị kháng chiến, thành lập các đội dân binh, sắm sửa vũ khí, nhân dân sẵn sàng chiến đấu.
- Với chiến thuật “Vườn không nhà trống”, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, tự vũ trang đánh giặc, phối hợp chiến đấu với quân triều đình, gây cho quân Mông – Nguyên nhiều khó khăn.
=> Quân dân một lòng đoàn kết chống giặc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 66: Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Giải đáp:
* Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. Ông là nhà quân sự tài ba, là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
- Trần Quốc Tuấn là người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, với tài thao lược của mình ông đã đưa ra nhiều chiệt thuật kháng chiến sáng tạo mà hiệu quả góp phần quan trọng đập tan ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên.
Bài 1 trang 68 Lịch Sử 7: Em hãy trình bài những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Giải đáp:
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Huy động được sức mạnh của toàn dân đánh gặc. Quân – dân trên dưới một lòng đoàn kết chiến đấu.
- Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Vai trò lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông và các tướng lĩnh – tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn đã đưa ra những chiến thuật kháng chiến đúng đắn, sáng suất, hợp lý phù hợp với hoàn cảnh.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, cốt là quân đội nhà Trần.
Bài 2 trang 68 Lịch Sử 7: Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Giải đáp:
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự vẻ vang của dân tộc.
- Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá: Củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào sức mạnh của dân để đánh giặc.
- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam.
Bài trước: Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - trang 63 Bài tiếp: Lịch Sử 7 Bài 15 phần 1: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - trang 69