Giáo án Địa Lí 6 Bài 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức cơ bản trong chương I. Giáo viên tổ chức thanh lí hợp đồng - Giáo viên chiếu hợp đồng đã kí (có nội dung cho từng nhóm - Học nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 2 nhận xét, bổ sung * Nhóm 1-2: Trình hiện hình dáng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến: - Học sinh quan sát quả Địa Cầu, hình sách giáo khoa Hỏi: Trái Đất có dạng hình gì? Hỏi: Cho biết độ dài bán kính của Trái Đất và độ dài đường xích đạo? Hỏi: Diện tích của Trái Đất là bao nhiêu? Hỏi: Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu gọi là gì? Chúng có đặc điểm gì chung? Hỏi: Thế nào là kinh tuyến gốc? Hỏi: Đường kinh tuyến gốc chia Trái Đất thành các nửa cầu nào? Hỏi: Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Đông gọi là kinh tuyến gì? Hỏi: Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Tây gọi là kinh tuyến gì? Hỏi: Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? Nêu đặc điểm của nó? Hỏi: Độ dài của các đường vĩ tuyến? Hỏi: Xác định vĩ tuyến lớn nhất, bé nhất. Hỏi: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10, có bao nhiêu đường vĩ tuyến? 181 vĩ tuyến * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu... - Học sinh nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 3 nhận xét, bổ sung: Hỏi: Tỷ lệ bản đồ là gì? Hỏi: Đọc tỷ lệ bản đồ Hình 8, Hình 9? Cho biết điểm giống, khác nhau? Hỏi: Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Hỏi: Có mấy dạng biều hiện tỷ lệ bản đồ? Nội dung của mỗi dạng? + Tỷ lệ số: 1/100.000 (1cm trên bản đồ bằng 1km ngoài thực địa ~ 100.000cm). + Tỷ lệ thước: 1 đoạn 1cm = 1km. Hỏi: Mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào yếu tố gì? => tỷ lệ bản đồ. Hỏi: Nêu tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ? * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu... - Học sinh nhóm 6 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 5 nhận xét, bổ sung: Hỏi: Cơ sở xác định hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào? Hỏi: Học sinh vẽ sơ đồ các hướng chính. * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu... - Học sinh nhóm 8 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 7 nhận xét, bổ sung: Hỏi: Kinh độ, vĩ độ của 1 điểm là gì? Hỏi: Như thế nào là tọa độ địa lý của 1 điểm? Hỏi: Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm. * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu… - Học sinh nhóm 9 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 10 nhận xét, bổ sung: - Học sinh: Quan sát Hình 14-15 Hỏi: Kí hiệu bản đồ là gì? Để hiểu được kí hiệu bản đồ, ta phải dựa vào đâu? Vì sao? Hỏi: Có mấy loại ký hiệu? Kể tên 1 số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng các loại ký hiệu. Hỏi: Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu Hỏi: Có mấy dạng ký hiệu? Những dạng kí hiệu này được thể hiện ở bản đồ nào? (bản đồ công – nông nghiệp). Hỏi: Đặc điểm quan trọng nhất của kí hiệu là gì? * Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức trên máy chiếu… * Giáo viên khái quát và chốt kiến thức | I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến: a/ Hình dạng - Trái Đất có dạng hình cầu. b/ Kích thước: - Rất lớn: Bán kính: 6370km - Đường xích đạo dài: 40076km -Diện tích: 510 triệu km2 c/ Hệ thống kinh, vĩ tuyến. -Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau. -Kinh tuyến gốc: 00 đi qua Đài Thiên văn Grin-uýt (Luân Đôn - Nước Anh). + Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông thuộc nửa cầu Đông, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi, Đại Dương. + Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây thuộc nửa cầu Tây, trên đó có toàn bộ Châu Mĩ. - Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có đặc điểm nằm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực. - Vĩ tuyến gốc (Xích đạo): là vĩ tuyến lớn nhất, được đánh dấu 00, chia Trái Đất thành 2 nửa cầu: Bắc& Nam. 2/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: a. Tỷ lệ bản đồ: là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách tương đương ngoài thực địa. b. Ý nghĩa: tỷ lệ bản đồ cho biết bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. c. Có 2 dạng biểu hiện tỷ lệ bản đồ: + Tỷ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. + Tỷ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. - Bản đồ có tỷ lệ bản đồ càng lớn thì số đối tượng địa lý đưa lên bản đồ càng nhiều. 3. Phương hướng trên bản đồ: - Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ, chúng ta phải dựa vào các đường: + Kinh tuyến: đầu trên: hướng bắc đầu dưới: hướng nam. + Vĩ tuyến: bên phải: hướng đông, bên trái: hướng tây. - Sơ đồ... 4. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý: a. Khái niệm: - Kinh độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Toạ độ địa lý của 1 điểm bao gồm kinh độ, vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ. b. Cách viết: - Kinh độ viết trên. - Vĩ độ viết dưới. Ví dụ: 20o T 10o B 5. Các loại kí hiệu bản đồ: - Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu có tính qui ước (hình vẽ, màu sắc, chữ cái…. ) dùng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Bảng chú giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu. - Có 3 loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích. - Có 3 dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình. - Kết luận: Ký hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố của đối tượng địa lí trong không gian II. LUYỆN TẬP Câu 1 Học sinh vẽ Câu 2 |