Giáo án Địa Lí 6 Bài 24: Biển và đại dương
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Hoạt động 1: (16p’) Độ muối của nước biển và đại dương. - Học sinh xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới 4 đại dương thông nhau. Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc (sách giáo khoa) cho biết: - Độ muối của nước biển và đại dương là do đâu mà có? (Học sinh trung bình) (Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Độ muối của nước biển và các đại dương có giống nhau không? (Học sinh trung bình) Cho ví dụ? (Học sinh khá) (Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Ví dụ: - Biển Việt Nam: 33%0 - Biển Ban tích: 32%0) 2. Hoạt động 2: (20p’) Sự vận động của nước biển và đại dương Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 61,62,63 và kiến thức (sách giáo khoa) cho biết: - Sóng biển được sinh ra từ đâu? (Học sinh trung bình) – (Mặt biển không bao giờ yên tĩnh, luôn nhấp nhô, dao động. Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. ) - Học sinh đọc sách giáo khoa cho biết phạm vi hoạt động của sóng, nguyên nhân có sóng thần, sức phá hoại sóng thần? - Học sinh quan sát Hình 62,63 nhận xét sự thay đổi ngấn nước ven bờ biển? Vì sao có lúc bãi biển rộng, lúc thu hẹp? (Học sinh khá) (nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước triều) - Học sinh đọc sách giáo khoa cho biết Có mấy loại thủy triều? (Có 3 loại thủy triều: + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần. + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần) Giáo viên: Chuẩn kiến thức. - Ngày nào thì có hiện tượng triều cường và triều kém? (Học sinh khá) (Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) Ngày không trăng (đầu tháng) + Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (Cuối tháng) - Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là gì? (Học sinh trung bình) (Là sức hút của Mặt Trăng và 1 phần Mặt Trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống) Giáo viên Mặt Trăng tuy nhỏ hơn mặt trời nhưng gần Trái Đất hơn, nắm vững quy luật thuỷ triều phục vụ nền kinh tế. .. .. Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 64 (sách giáo khoa) cho biết: - Dòng biển được sinh ra từ đâu? (Học sinh trung bình) Trong các biển và đại dương có những dòng nước chảy giống nhau như những dòng sông trên lục địa. ) - Nguyên nhân sinh ra dòng biển? (Học sinh trung bình) (là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong, tây ôn đối) - Có mấy loại dòng biển. ? Quan sát Hình 64 nhận xét về sự phân bố dòng biển? (Học sinh trung bình) Có 2 loại dòng biển: + Dòng biển nóng. + Dòng biển lạnh - Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh? (Học sinh trung bình) (Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển. .. ) - Vai trò các dòng biển đối với khí hậu, đánh bắt hải sản. .. | 1. Độ muối của nước biển và đại dương. - Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o. - Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Ví dụ: - Biển Việt Nam: 33%0 - Biển Ban tích: 32%0. - Biển Hồng Hải: 41%0. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. - Có 3 sự vận động chính: a. Sóng biển. - Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. - Nguyên nhân: Sóng được sinh ra chủ yếu là nhờ gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. - Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần b. Thủy triều. - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại lùi tít ra xa. - Nguyên nhân: Do sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời c. Dòng biển. - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương - Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong, tây ôn đối - Có 2 loại dòng biển: + Dòng biển nóng. + Dòng biển lạnh. |