Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Địa Lí 6 chuẩn > Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, Học sinh cần:
- Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình.
- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ.
- Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi gìa và một số dãy núi trẻ.
II. Chuẩn bị của giáo viên & học sinh
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.
- Bảng phân loại núi theo độ cao.
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ, núi đá vôi và hang động.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên kiểm diện sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ
Vì sao người ta nói rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối lập nhau?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

Hoạt động 1:

Bước 1: Giáo viên: Treo tranh về núi:

- Dựa vào tranh hoặc hình 35; 36 (Sách giáo khoa) em hãy cho biết núi là địa hình nhô lên hay trũng xuống của vỏ Trái Đất?

- Núi là gì?

- Độ cao của núi được tính bằng cách nào?

- Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối (Sách giáo khoa -Trang 85)

- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta phân núi thành 3 loại. Dựa vào bảng thống kê em hãy cho biết đó là những loại nào? Có độ cao từ bao nhiêu đến bao nhiêu mét?

Giáo viên: Treo bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam

- Dựa vào bản đồ ttự nhiên Việt Nam và thế giới em hãy cho biết tên của các dãy núi cao trên thế giới?

- Việt nam chủ yếu núi có độ cao như thế nào?

Giáo viên: Cho học sinh quan sát bản đồ lên bảng chỉ và đọc tên các dãy núi cao trên thế giới và đưa ra kết luận về núi ở Việt Nam.

Bước 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

1. Núi, độ cao của núi.

- Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn.

- Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại:

+ Núi thấp < 1000 m

+ Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m

+ Núi cao trên 2000 m

Hoạt động 2:

Bước 1:

Giáo viên: Dựa vào nội dung sách giáo khoa ngoài chia theo độ cao người ta còn dựa vào đâu để chia núi thành núi già và núi trẻ?

- Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

- Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ?

Giáo viên: Sử dụng bản đồ thế giới chỉ cho học sinh thấy các dãy núi già và núi trẻ trên thế giới.

- Việt Nam chúng ta có rát nhiều đó là loại địa hình nào?

Bước 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

2. Núi già và núi trẻ.

Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái núi người ta chia thành núi già núi trẻ.

+ Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, rộng.

+ Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, hẹp.

Hoạt động 3:

Bước 1:

Giáo viên: Dựa vào nội dung sách giáo khoa em hãy:

- Cho biết địa hình caxtơ là gì?

- Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết.

Bước 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

3. Địa hình caxtơ và các hang động.

- Núi đá vôi: Nhiều hình dáng khác nhau sườn dốc, đứng.

- Trong núi có các hang động đẹp.

4. Củng cố
Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài giảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- Em hãy cho biết sự khác nhau giữa hai độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối?
- Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào?
5. Dặn dò
Về nhà làm tiếp bài tập sách giáo khoa.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.