Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Địa Lí 6 chuẩn > Giáo án Địa Lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

Giáo án Địa Lí 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
- Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
- Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới.
+ Mô tả một phẩu diện đất: vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất.
3. Thái độ
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Ý thức, vai trò của con người trong việc làm tăng độ phì của đất.
* Các kĩ năng giáo dục cơ bản trong bài học.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin (Hoạt động 1,2 và 3)
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực. (Hoạt động 1,2 và 3)
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường đất sống xung quanh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: (10p’) Lớp đất trên bề mặt lục địa.

Giáo viên giới thiệu khái niệm đất (thổ nhưỡng) Thổ là đất, nhưỡng là loại đất mềm xốp

Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc (sách giáo khoa) và quan sát hình 66 nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất khác nhau? Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật? (Học sinh trung bình)

2. Hoạt động 2: (15p’) Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

- Học sinh đọc sách giáo khoa cho biết các thành phần của đất? Đặc điểm, vai trò của từng thành phần? (Có 2 thành phần chính:

a. Thành phần khoáng.

- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

- Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

b. Thành phần hữu cơ:

- Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ.

- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.

- ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.

- Đất có tính chất quan trọng là độ phì. )

3. Hoạt động 3: (15p’)

Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc (sách giáo giáo khoa) và cho biết. Các nhân tố hình thành đất? (Học sinh trung bình)

(Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người)

- Vì sao đá mẹ là thành phần quan trọng nhất? (Học sinh khá)

(Sinh ra thành phần khoáng trong đất)

- Sinh vật có vai trò gì? (Học sinh trung bình)

(Sinh ra thành phần hữu cơ)

- Tai sao khí hậu là nhân tố tạo thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình hình thành đất? (Học sinh khá)

(Cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất).

1. Lớp đất trên bề mặt lục địa.

- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa (thổ nhưỡng).

2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.

- Có 2 thành phần chính:

a. Thành phần khoáng.

- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

- Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

b. Thành phần hữu cơ.

- Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ.

- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

- Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm

3. Các nhân tố hình thành đất.

+ Đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất cảu đất

+ Sinh vật: Là nguồn gốc Sinh ra thành phần hữu cơ.

+ Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.

4. Củng cố (3p’)
- Đất? Thành phần và đặc điểm của đất?
- Các nhân tố hình thành đất?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
Về nhà học bài cũ và làm các bài tập trong sách giáo khoa.