Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Địa Lí 6 chuẩn > Giáo án Địa Lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

Giáo án Địa Lí 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần:
-Nắm được đặc điẻm hình thái của 3 dạng địa hình: Đồng bằng, Cao nguyên và đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh hình vẽ...
-Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt Nam
II. Chuẩn bị của giáo viên & học sinh
-bản Đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam
-Tranh ảnh mô hình về lát cắt đồng bằng và cao nguyên
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên kiểm diện sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ
-Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối
-Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
3. Bài mới
Mở bài: Địa hình bề mặt Trái Đất có những nơi bằng phẳng giống nhau nhưng lại không được gọi như nhau đó là những loại địa hình nào chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

Hoạt động 1:

Bước 1: Giáo viên: Giới thiệu Hình 39.

- Dựa vào hình 39 em hãy cho biết có đặc điểm gì về diện ích hình thái bề mặt bằng phẳng hay không bằng phẳng?

- Dựa vào nội dung sách giáo khoa em hãy cho biết địa hình đồng bằng là gì?

- Giải thích nguyên nhân hình thành lên đồng Bằng?

(Các đồng bằng trên thế giới được hình thành do hai nguyên nhân chính là do băng hà bóc mòn địa hình và do phù sa các sông ngòi bồi đắp lên. Trong đó đồng bằng do sông ngòi bồi đắp còn được gọi là đồng bằng châu thổ)

- Treo bản đồ tự nhiên thế giới và treo bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên thế giới đồng bằng của sông Nin (Châu Phi, sông Hoàng Hà (Trung quốc) và sông cửu Long (Việt Nam).

- Trong hai loại đồng bằng đồng bằng. Đồng bằng nào có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp? Vì sao?

Bước 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời, kết hợp chỉ bản đồ.

- Học sinh khác bổ sung.

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

Chuyển ý: Có một loại địa hình nữa có đặc điểm giáo với đồng bằng nhưng không gọi là đồng bằng đó là Cao Nguyên Vì sao vậy chúng ta tìm hiểu ở phần 2 sau đây:

1. Bình nguyên (Đồng bằng)

- Bình nguyên là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có độ cao tuyệt đối dưới 200m

- Gồm hai dạng

+Bình nguyên bóc mòn

+Bình nguyên bồi tụ

Hoạt động 2:

Bước 1:

Giáo viên: Cho học sinh quan sát mô hình địa hình cao nguyên và bình nguyên Hoặc Hình 40 phóng to.

- Quan sát Hình 40, Tìm những điểm giống nhau giữa hai dạng bình nguyên và cao nguyên?

- Rút ra nhận xét?

Bước 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời.

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

2. Cao nguyên.

Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng độ cao từ 500m trở lên và có sườn.

4. Củng cố
Giáo viên hệ thống lại kiến thức bài giảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- Bình nguyên là gì? có độ cao tuyệt đối như thế nào?
- Cao nguyên có đặc điểm giống đồng bằng như thế nào? có đặc điểm giống với miền núi như thế nào?
5. Dặn dò
Về nhà làm tiếp bài tập sách giáo khoa.