Giáo án Địa Lí 6 Bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1. Hoạt động 1: (20 phút) Bài 1 + Hoạt động nhóm: 3 nhóm - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm Yêu cầu học sinh quan sát hình 64 (sách giáo khoa) cho biết. Nhóm 1: Cho biết vị trí của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, đại tây dương và trong Thái bình dương? Nhóm 2 Cho biết vị trí và hướng chảy của các dông biển ở nửa cầu nam? Nhóm 3: Cho biết vị trí của các dòng biển và hướng chảy ở nửa cầu Bắc. và nửa cầu nam, rút ra nhận xét chung hướng chảy - Thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5p’) - Thảo luận trước toàn lớp Treo phiếu học tập – Giáo viên đưa đáp án - các nhóm nhận xét
* Kết luận: - Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đối) - Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp 2. Hoạt động 2: (16 phút) Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình 65 (sách giáo khoa) cho biết. - So sánh To của 4 điểm? (Cùng nằm trên vĩ độ 60oB. A: - 19oC B: - 8oC C: + 2oC D: + 3oC - Nêu ảnh hưởng của nơi có dòng biên nóng và lạnh đi qua? (Học sinh trung bình) | 1. Bài 1. - Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao. Ngược lại các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp. 2. Bài 2. So sánh To của: - A: - 19oC - B: - 8oC - C: + 2oC - D: + 3oC + Dòng biển nóng: Đi qua đâu thì ở đó có sự ảnh hưởng làm cho khí hậu nóng. + Dòng biển lạnh: Đi qua đâu thì ở đó khí hậu lạnh |