Giáo án Địa Lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Hoạt động 1: (16p’) Hơi nước và độ ẩm của không khí: Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc (sách giáo khoa) cho biết: - Trong thành phần không khí lượng hơi nước chiếm bao %? (Học sinh trung bình) (1%) - Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí? (Học sinh trung bình) (do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối). - Độ ẩm của không khí là gì? (Học sinh trung bình) (Là do hơi nước có trong không khí nên không khí có độ ẩm) - Người ta đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế. - Quan sát bảng có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước đó trong không khí? (Học sinh khá) (nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước. | 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí. a. Độ ẩm của không khí. - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. b. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng lên cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (Độ ẩm càng cao). |
2. Hoạt động 2: (20p’) Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 52 và Hình 53 cho biết: - Mưa được hình thành do đâu? (Học sinh trung bình) (Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa. ) - Cách tính lượng mưa tháng? (Học sinh trung bình) (Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng) - Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. - Cách tính lượng mưa trung bình năm? (Học sinh trung bình) (Tổng lượng mưa nhiều năm chia số năm) Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình 54 (sách giáo khoa) cho biết: - Sự phân bố lượng mưa trên thế giới? (Học sinh trung bình) - Phân bố không đồng đều. - Mưa nhiều ở vùng xích đạo. - Mưa ít ở vùng cực và gần cực. | 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. * Quá trình tạo thành mây, mưa. - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa. a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương. - Đo bằng dụng cụ: Thùng đo mưa (Vũ kế) - Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng. - Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực. + Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. + Mưa ít nhất là 2 vùng cực Bắc và cực Nam. |