Giáo án Địa Lí 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Bước 1: Giáo viên: Treo tranh về núi: - Dựa vào tranh hoặc hình 35; 36 (Sách giáo khoa) em hãy cho biết núi là địa hình nhô lên hay trũng xuống của vỏ Trái Đất? - Núi là gì? - Độ cao của núi được tính bằng cách nào? - Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối (Sách giáo khoa -Trang 85) - Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta phân núi thành 3 loại. Dựa vào bảng thống kê em hãy cho biết đó là những loại nào? Có độ cao từ bao nhiêu đến bao nhiêu mét? Giáo viên: Treo bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam - Dựa vào bản đồ ttự nhiên Việt Nam và thế giới em hãy cho biết tên của các dãy núi cao trên thế giới? - Việt nam chủ yếu núi có độ cao như thế nào? Giáo viên: Cho học sinh quan sát bản đồ lên bảng chỉ và đọc tên các dãy núi cao trên thế giới và đưa ra kết luận về núi ở Việt Nam. Bước 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. | 1. Núi, độ cao của núi. - Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. - Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: + Núi thấp < 1000 m + Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m + Núi cao trên 2000 m |
Hoạt động 2: Bước 1: Giáo viên: Dựa vào nội dung sách giáo khoa ngoài chia theo độ cao người ta còn dựa vào đâu để chia núi thành núi già và núi trẻ? - Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào? - Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ? Giáo viên: Sử dụng bản đồ thế giới chỉ cho học sinh thấy các dãy núi già và núi trẻ trên thế giới. - Việt Nam chúng ta có rát nhiều đó là loại địa hình nào? Bước 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. | 2. Núi già và núi trẻ. Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái núi người ta chia thành núi già núi trẻ. + Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, rộng. + Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, hẹp. |
Hoạt động 3: Bước 1: Giáo viên: Dựa vào nội dung sách giáo khoa em hãy: - Cho biết địa hình caxtơ là gì? - Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết. Bước 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. | 3. Địa hình caxtơ và các hang động. - Núi đá vôi: Nhiều hình dáng khác nhau sườn dốc, đứng. - Trong núi có các hang động đẹp. |