I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Các lớp cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất?
-Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.
-Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số mảng nằm kề nhau. Vỏ Trái Đất chiếm 1% về thể tích và 0,5% về khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác nhau và là nơi sinh sống hoạt động của xã hội loài người.
2. Kĩ năng
Học sinh quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất. Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương, 7 mảng kiến tạo lớn trên thế giới.
3. Thái độ
Yêu thích Trái Đất mình đang sống, biết ý thức trong các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị của giáo viên & học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các video về nghiên cứu Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng, sự va chạm các mảng lục địa.
- Máy tính, thiết bị trình chiếu.
- Bảng phụ, bản đồ.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách, vở, đồ dùng học tập
III. Tổ chức các hoạt động học tập
A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát) (5 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các sự sống ở vài hành tinh trong hệ Mặt Trời, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các hành tinh; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các hành tinh và đặc biệt hành tinh có sự sống là Trái Đất.
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất → Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Diễn kịch - Vấn đáp qua tranh ảnh – đội nhóm.
3. Phương tiện
Một số tranh ảnh về 3 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về các hành tinh (đội mũ) và yêu cầu học sinh nhận biết thông qua diễn kịch câu đố tương tác với học sinh cả lớp: nhận ra hành tinh và trả lời khẳng định sự sống có ở hành tinh nào.
Hình 1....................
Hình 2............................
Hình 3......................
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm cặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
1) Các lớp cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất? Đặc điểm từng lớp của Trái Đất. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình học sinh xem video và trả lời câu hỏi: Các phương pháp nghiên cứu Trái Đất? - Kết hợp quan sát Hình 26 sách giáo khoa cho biết Trái Đất có cấu tạo mấy lớp và vị trí các lớp? - Học sinh xem video và ảnh tìm hiểu đặc điểm các lớp của Trái Đất và chơi trò chơi “Mảnh ghép đúng” Bước 2: Học sinh chơi trò chơi thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc lên bảng. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên, hỏi giáo viên những gì không hiểu, so sánh kết quả làm việc với cặp bên cạnh, lắng nghe kiến thức chuẩn của giáo viên. | 1) Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trái Đất có cấu tạo 3 lớp: +Vỏ Trái Đất (ngoài cùng) +Lớp Trung gian (ở giữa) +Lõi Trái Đất (trong cùng) - Bảng thống kê sách giáo khoa Trang 32 |
HOẠT ĐỘNG 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất (Thời gian: 24 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Máy tính, các thiết bị hỗ trợ trình chiếu, bảng phụ, bản đồ thế giới. Trực quan, đàm thoại, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Vỏ Trái Đất gồm mấy bộ phận, tầng nào? - Vỏ Trái Đất chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích và khối lượng? - Học sinh quan sát tranh và xem video: Sự thay đổi vị trí vỏ lục địa và nguyên nhân? - Học sinh tìm hiểu sự va chạm của các mảng lục địa và kết quả. - Liên hệ thực tế: Vị trí Việt Nam? - Hướng dẫn học sinh lên bảng rèn kĩ năng biểu đồ. b) Vai trò: Học sinh xem tranh sự tác động của con người đến Trái Đất. - Thảo luận nhóm về vai trò và biện pháp bảo vệ Trái Đất. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, kết quả thảo luận làm việc với bạn cùng nhóm để hoàn thành nội dung. Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các học sinh để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. | 2) Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất: - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất - Lớp vỏ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau. |
C. Hoạt động luyện tập
- Nắm kiến thức cấu tạo bên trong của Trái Đất cùng đặc điểm các lớp qua sơ đồ tư duy.
1. Làm bài 3 trong sách giáo khoa trang 33. (nhóm)
2. Bảo vệ Trái Đất qua tiết kiệm năng lượng (giờ Trái Đất) và các biện pháp.
3. Tìm hiểu “Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất”
4. Cho “slogan” về bức ảnh em đang xem. (cá nhân)
Bài trước: Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất