Giáo án Địa Lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
1)Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ. Giáo viên: Trái Đất là một trong tám hành tinh quay quanh một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng, đó là Mặt trời. Giáo viên chiếu tranh hệ mặt trời lên bảng Hỏi: Hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời Hỏi: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời? Hỏi: Nếu trái đát không nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì Trái Đất có sự sống không? Tại sao? Hỏi: Ngoài hệ Mặt Trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giống Trái Đất của chúng ta không? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, thảo luận kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. | D. Vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời - Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
D. Hình dạng: Bước 1 Hỏi: Trong trí tưởng tượng của người xưa Trái Đất có hình dạng như thế nào qua phong tục bánh trưng, bánh dày? Giáo viên: hành trình vòng quanh Trái Đất của Mazenlang năm 1522 hết 1083 ngày đã có câu trả lời đúng về hình dạng của Trái Đất Hỏi: Trái Đất có hình dạng như thế nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. 2. Kích thước: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Quan sat Hình 2 Sách giáo khoa Hỏi: Hãy cho biết độ dài bán kính, kích thước đường xích đạo? Hỏi: nhận xét gì về kích thước Trái Đất? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên quan sát học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. 3. Hệ thống kinh- vĩ tuyến Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Thảo luận nhóm: Cả lớp chia 8 nhóm Nhóm 1,2: Thế nào là đường kinh tuyến? Nhóm 3,4: Thế nào là đường vĩ tuyến? Nhóm 5,6: Kinh tuyến gốc là gì? Nhóm 7,8: Vĩ tuyến gốc là gì? Thời gian thực hiện 3 phút. Giáo viên chiếu hình 3 sách giáo khoa: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Quả địa cầu. Hỏi: Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Hỏi: Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Hỏi: Xác định nửa bán cầu Bắc, nửa bán cầu Nam, nửa bán cầu Đông và nửa bán cầu Tây. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. | 2- Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến a. Hình dạng: - Trái Đất có dạng hình cầu. b. Kích thước: - Trái Đất có kích thước rất lớn + Bán kính: 6370 km. + Đường Xích đạo dài 40076 km. c. Hệ thống kinh- vĩ tuyến: - Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau - Các đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến là những đương vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực - Kinh tuyến gốc được đánh số 00 đi qua đài thiên văn Grin uýt (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là đường tròn lớn nhất còn được gọi là đường xích đạo - Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Bắc còn được gọi là nửa cầu Bắc - Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Nam còn được gọi là nửa cầu Nam - Từ kinh tuyến gốc đi về phía bên phải đến kinh tuyến 180o là nửa cầu Đông. - Từ kinh tuyến gốc đi về phía trái đến kinh tuyến 180o là nửa cầu Tây. |