Bài 50: Vi khuẩn (trang 160 Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 50 trang 160: H. 50.1 vẽ phóng to một vài dạng vi khuẩn. Nhìn vào đó, hãy cho biết vi khuẩn có các hình dạng nào?
Trả lời:
Vi khuẩn có những hình dạng khác nhau: hình cầu, hình sợi, hình chuỗi…
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 50 trang 161: Từ các số liệu trên, em có rút ra nhận xét gì về sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?
Trả lời:
Vi khuẩn sống phân bố ở khắp mọi nơi trong tự nhiên.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 50 trang 162: Quan sát H. 50.2, điền vào chỗ trống trong đoạn câu dưới đây bằng những từ thích hợp cho trước: muối khoáng, vi khuẩn, chất hữu cơ.
Xác thực vật, động vật chết rơi xuống đất được..... … ở trong đất biến đổi thành những….. … Các chất này được cây dùng để chế tạo thành ….. … nuôi sống cơ thể.
Trả lời:
Xác thực vật, động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành những muối khoáng. Các chất này được cây dùng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 50 trang 163: - Có các loại vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây bệnh. Hãy kể tên một số loại bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Các loại thức ăn, quả, rau, thịt, cá, … để lâu (mà không bị ướp lạnh, ướp muối hoặc phơi khô) thì sẽ như thế nào? Có dùng được không?
Trả lời:
- Một số bệnh do vi khuẩn gây ra như: nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm não Nhật Bản…
- Các loại thức ăn, quả, rau, thịt, cá, … để lâu (mà không được ướp lạnh, ướp muối hoặc phơi khô) thì sẽ bị hỏng, thối, có mùi khó chịu… Không thể dùng được nữa.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 50 trang 164: Hãy kể tên một số loại bệnh do virut gây ra.
Trả lời:
HIV/AIDS, cúm, quai bị, viêm gan do virut, thủy đậu, sởi, đau mắt hột…
Câu 1 trang 161 Sinh học 6: Vi khuẩn có các loại hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?
Trả lời:
- Hình dạng: vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình sợi, hình chuỗi…
- Cấu tạo: Vi khuẩn gồm các cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng chuỗi, từng đám. Tế bào thường có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
Câu 2 trang 161 Sinh học 6: Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuẩn hoại sinh, vi khuẩn kí sinh?
Trả lời:
- Dinh dưỡng của vi khuẩn là: Hầu hết các loại vi khuẩn không màu và không có chất diệp lục giống như ở thực vật nên các loại vi khuẩn này không thể tự chế tạo ra được các chất hữu cơ, chúng cần phải sống bằng những chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang bị phân hủy (hoại sinh), hoặc sống nhờ trên những cơ thể sống khác (kí sinh). Cả 2 cách dinh dưỡng như vậy còn được gọi là dị dưỡng. Một số loài vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng.
- Vi khuẩn kí sinh là vi khuẩn sống phụ thuộc vào những loại chất hữu cơ từ cơ thể sống khác.
- Vi khuẩn hoại sinh là những loại vi khuẩn sống bằng những chất hữu cơ từ xác động vật, thực vật.
Câu 1 trang 164 Sinh học 6: Vi khuẩn đóng vai trò gì trong thiên nhiên?
Trả lời:
Vi khuẩn đóng vai trò trong thiên nhiên: chúng phân hủy những hợp chất hữu cơ thành những chất vô cơ để cây sử dụng, vì vậy sẽ đảm bảo được nguồn vật chất có trong tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành nên dầu lửa, than đá.
Câu 2 trang 164 Sinh học 6: Vi khuẩn đóng vai trò gì trong công nghiệp và nông nghiệp?
Trả lời:
Nhiều loại vi khuẩn có ích được ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp.
- Một số loại vi khuẩn (ví dụ vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu đã tạo thành những nốt sần) có tác dụng cố định đạm. Vì vậy trồng các loại cây họ Đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất.
- Nhiều vi khuẩn gây ra hiện tượng lên men và đã được con người dùng vào việc chế biến một số thực phẩm như muối cà, làm dấm, muối dưa, làm sữa chua, …
- Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học: tổng hợp vitamin B12, prôtêin, axit glutamic (để làm mì chính), làm sạch nguồn nước thải nói riêng và môi trường nước nói chung, sản xuất những sợi thực vật, ….
Câu 3 trang 164 Sinh học 6: Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì cần phải làm thế nào?
Trả lời:
- Thức ăn bị ôi thiu là do để lâu ngày vì vậy vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn.
- Giữ thức ăn khỏi bị thiu thì cần phải bảo quản như bảo quản lạnh trong tủ lạnh, ngâm muối…
Bài trước: Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật (trang 158 Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 51: Nấm (trang 165 Sinh học 6)