Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh 6 (ngắn nhất) > Bài 21: Quang hợp (trang 69 sgk Sinh học 6)

Bài 21: Quang hợp (trang 69 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 69: Trả lời câu hỏi

- Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen có mục đích gì?

- Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo ra được tinh bột? Tại sao em biết?

- Qua thí nghiệm này ta có thể rút ra được kết luận gì?

Trả lời:

- Việc bịt lá thí nghiệm bằng loại băng giấy đen có mục đích để kiểm tra xem khi không được tiếp xúc với ánh sáng thì lá cây có chế tạo ra được tinh bột không (tức là có quang hợp hay không).

- Chỉ có phần không được bịt băng keo đen của lá thí nghiệm là đã chế tạo ra được tinh bột. Do khi thử với thuốc thử tinh bột thì phần không bịt có màu xanh đen → có tinh bột, phần bịt kín thì có màu vàng úa → không có tinh bột.

- Kết luận rút ra từ thí nghiệm này là: cây thu được ánh sáng sẽ tạo ra được chất mới là tinh bột.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 70: Thảo luận:

- Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Tại sao?

- Các hiện tượng nào đã chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?

- Có thể rút ra kết luận gì thông qua thí nghiệm?

Trả lời:

- Cành rong trong cốc được chiếu sáng (cốc B) đã chế tạo ra được tinh bột. Bởi vì nó được chiếu sáng.

- Các hiện tượng đã chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí: Bọt khí thoát ra, nổi lên và chiếm 1 phần ở dưới đáy ống nghiệm. Khí đó là khí O2.

- Kết luận rút ra từ thí nghiệm trên là: trong quá trình chế tạo ra tinh bôt, cây thải ra một lượng khí ôxi.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 71: Quan sát thí nghiệm ở hình H. 21.3, H. 21.4:

Trả lời:

Đặt 2 chậu cây ở chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết.

Sau đó, đặt từng chậu cây lên 1 tấm kính ướt. Sử dụng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây.

Trong chuông A có đặt thêm 1 cốc chứa nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbônic của không khí có trong chuông.

Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ở nơi có nắng (H. 21.3).

Sau khoảng 5 đến 6 giờ, ngắt lá của từng cây để thử tinh bột bằng dung dịch iôt loãng.

Hình H. 21.4 cho ta biết kết quả thử dung dịch iôt trên lá trong cả 2 chuông đó.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 72: Thảo luận

- Điều kiện thí nghiệm của cây ở trong chuông A khác với cây ở trong chuông B ở điểm nào?

- Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo ra được tinh bột? Tại sao em biết?

- Từ kết quả đó có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời:

- Điều kiện thí nghiệm:

+ Chuông A: đặt trong chuông 1 cốc nước vôi trong (để cốc nước vôi trong đó hấp thụ hết khí cacbônic có trong chuông).

+ Chuông B: không đặt cốc nước vôi trong.

- Lá cây trong chuông A không thể chế tạo ra được tinh bột vì khi thử lá trong chuông A bằng dung dịch iôt thì chỉ thấy dung dịch chuyển sang màu màu vàng → chứng tỏ rằng không có tinh bột.

- Kết luận: khi cây quang hợp cần thu vào khí cacbônic.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 72: Từ sơ đồ trên, hãy phát biểu khái niệm về quang hợp.

Trả lời:

Quang hợp là quá trình dùng nước, khí cacbônic dưới tác dụng của chất diệp lục và dưới điều kiện có ánh sáng để chế tạo ra khí ôxi và tinh bột.

Câu 1 trang 70 Sinh học 6: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo ra tinh bột khi thu nhận ánh sáng?

Trả lời:

- Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang đặt vào chỗ tối hai ngày.

- Sử dụng băng giấy đen để bịt kín 1 phần lá ở cả hai mặt. Đặt chậu cây đó ở nơi có ánh sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào dung dịch cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết tất cả chất diệp lục ở lá.

- Dùng nước ấm rửa sách lá, rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta sẽ thu được kết quả là: chỗ bịt giấy đen (không tiếp nhận ánh sáng) không tạo ra tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo ra được tinh bột khi nó thu nhận ánh sáng.

Câu 2 trang 70 Sinh học 6: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm các loại rong vào bể?

Trả lời:

Làm cho khí ôxi trong nước nhiều hơn để cho cá hô hấp.

Câu 3 trang 70 Sinh học 6: Tại sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?

Trả lời:

Vì trồng ở nơi có đủ sáng thì lá cây mới chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp. Lá mới chế tạo được tinh bột để nuôi cây.

Câu 1 trang 72 Sinh học 6: Lá cây sử dụng các nguyên liệu nào để chế tạo ra tinh bột? Lá lấy các nguyên liệu đó từ đâu?

Trả lời:

- Lá sử dụng khí nước và khí cacbônic để chế tạo tinh bột.

- Lá lấy thu khí cacbônic từ không khí, nước được rễ hấp thụ sau đó vận chuyển lên lá.

Câu 2 trang 72 Sinh học 6: Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Các yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp?

Trả lời:

- Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

Nước + khí cacbônic → tinh bột + khí ôxi

- Các yếu tố cần thiết cho quá trình quang hợp là:

- Khí cacbônic, nước chính là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.

- Ánh sáng cần cho quá trình quang hợp. nếu không có ánh sáng thì cây sẽ không tiến hành quang hợp được.

Câu 3 trang 72 Sinh học 6: Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Tại sao? Cây không có lá hoặc lá rụng sớm (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp là do đó bộ phận nào của cây đảm nhiệm? Tại sao em biết?

Trả lời:

- Thân non có màu xanh cũng có thể quang hợp được khi thu nhận ánh sáng. Màu xanh của thân đã chứng tỏ rằng trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.

- Các cây không có lá hoặc lá rugnj sớm (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp là do cành hoặc thân đảm nhiệm. Vì ở các loại cây này, cành và thân cũng có lục lạp chứa diệp lục.