Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh 6 (ngắn nhất) > Bài 23: Cây hô hấp không? (trang 77 sgk Sinh học 6)

Bài 23: Cây hô hấp không? (trang 77 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 23 trang 77: Quan sát hình H. 23.1 về thí nghiệm của nhóm Hải và Lan.

- Trả lời câu hỏi:

+ Không khí trong hai chuông đều có chất khí nào? Tại sao em biết?

+ Tại sao trên mặt cốc nước vôi ở trong chuông A lại có lớp váng trắng đục đục dày hơn?

+ Từ kết quả ở a thí nghiệm 1 ta có thể rút ra được kết luận gì?

Trả lời:

- Trả lời câu hỏi:

+ Không khí trong hai chuông đều có chứa khí CO2. Vì cả hai cốc nước vôi đều có một lớp màng trắng đục.

+ Trên mặt cốc nước vôi trong ở chuông A có một lớp váng trắng đục và dày hơn vì trong cốc A có chứa nhiều khí CO2 hơn.

+ Từ kết quả ở thí nghiệm 1 ta có thể rút ra được kết luận là: khi cây không có ánh sáng thì sẽ tạo ra được khí cacbônic.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 23 trang 78: Thảo luận:

- Dũng và An đã phải bố trí thí nghiệm thế nào và phải thử kết quả của thí nghiệm đó ra sao để biết được cây đã thu vào khí ôxi trong không khí?

- Từ kết quả ở thí nghiệm 1 và 2 nêu trên, em hãy trả lời câu hỏi của đầu bài và giải thích tại sao?

Trả lời:

- Đặt chậu cây lên 1 tấm kính ướt → sử dụng một cái chuông úp lên tấm kính → chùm một túi giấy đen lên chuông → để khoảng bốn tiếng → bật 1 que diêm cháy lên sau đó nhấc chuông lên cho vào bên trong → diêm tắt đã chứng tỏ rằng cây đã lấy ôxi của không khí.

- Từ kết quả ở thí nghiệm 1 và 2 nêu trên, lá cây có diễn ra sự hô hấp. Vì sau thí nghiệm ta cho 1 que diêm (hoặc đóm đang cháy) vào chuông thì que diêm bị tắt (diêm tắt) vì hô hấp tạo ra cacbonic và cacbonic không duy trì sự cháy.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 23 trang 79: Hãy kể những biện pháp kĩ thuật là cho đất thoáng (trong điều kiện bình thường và khi ngập lụt)

Trả lời:

Câu 1 trang 79 Sinh học 6: Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những thí nghiệm gì?

Trả lời:

- Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây.

- Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối.

- Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng. Điều đó chứng tỏ cây hô hấp.

Câu 2 trang 79 Sinh học 6: Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

Trả lời:

- Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.

- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng là vì hô hấp sản ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây.

Câu 3 trang 79 Sinh học 6: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

Trả lời:

Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.

Câu 4 trang 79 Sinh học 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân".

Trả lời:

Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là:

- Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng.

- Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Câu 5 trang 79 Sinh học 6: Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

Trả lời:

Quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau bởi vì:

- Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng từ nước, khí CO2 nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng.

- Hô hấp là quá trình sử dụng khí CO2 phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí oxi và nước.

2 quá trình này có mối liên quan chặt chẽ với nhau: Hô hấp sẽ không thực hiện được nếu như không có chất hữu cơ do quá trình quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng sẽ không thể thực hiện được, nếu như không có năng lượng do quá trình hô hấp giải phóng ra.