Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu (trang 77 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 24 trang 81:Thảo luận:
- Vì sao trong thí nghiệm các bạn đều cần phải dùng 2 cây tươi: 1 cây có đủ thân, rễ, lá và 1 cây chỉ có thân, rễ mà không có lá?
- Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều được dự đoán từ ban đầu? Tại sao em chọn thí nghiệm đó?
- Có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời:
- Dùng 2 cây tươi: 1 cây có đủ thân, rễ, lá và 1 cây chỉ có thân, rễ mà không có lá để chứng minh rằng vai trò của lá trong thí nghiệm, để xem lá có hiện tượng bị thoát hơi nước.
- Thí nghiệm của Hải và Tuấn kiểm tra được dự đoán ban đầu. Vì
+ Cây có lá trong thí nghiệm có hiện tượng hút nước từ lên (lượng nước trong cốc giảm) và nước bị thoát ra ngoài qua lá (cán cân đã lệch về phía cốc B).
+ Cây không có lá không thấy có hiện tượng hút nước ở rễ và cũng không có hiện tượng thoát hơi nước (mực nước ở lọ B vẫn như cũ).
Thí nghiệm nhóm Tú và Dũng chỉ chứng minh được rằng cây có hiện tượng thoát hơi nước (thành túi bị mờ) còn cây không có lá thì xảy ra hiện tượng này. Nó không thể chứng minh được rằng nước là được hút lên từ rễ vì trong quá trình hô hấp cây cũng thải ra ngoài qua hô hấp.
- Kết luận: Phần lớn rễ hút nước đưa vào cây đã được thải ra ngoài thông qua sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 24 trang 82: Trả lời câu hỏi:
- Tại sao người ta cần phải làm như vậy?
- Sự thoát hơi nước qua lá đã phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài nào?
Trả lời:
- Người ta cần phải làm như vậy do trong các ngày khô hanh, nắng nóng, gió mạnh thì lá sẽ thoát hơi nước nhiều hơn → rễ cây hút được nhiều nước hơn → cần tưới nhiều nước hơn.
- Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài của độ ẩm, nhiệt độ…
Câu 1 trang 82 Sinh học 6: Hãy mô tả 1 thí nghiệm để chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá.
Trả lời:
- Lấy hai chậu cây, một chậu có lá và một chậu không có lá.
- Chùm túi nilông lên cả 2 chậu.
- Sau 1 thời gian quan sát thấy ở chậu cây có lá có hơi nước xuất hiện trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không xuất hiện hiện tượng. Chứng tỏ rằng cây có sự thoát hơi nước qua lá.
Câu 2 trang 82 Sinh học 6: Tại sao sự thoát hơi nước qua lá lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Trả lời:
Tạo ra sức hút để làm cho muối khoáng hòa tan và nước vận chuyển được từ rễ lên lá. Giúp cho lá được dịu mát, cây khỏi bị nhiệt độ và ánh nắng cao đốt nóng.
Câu 3 trang 82 Sinh học 6: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta lại phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn và chọn ngày râm mát.
Trả lời:
- Khi đánh cây sẽ khiến bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ sẽ chưa thể hồi phục nên chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã bị thoát qua bề mặt lá. Lúc đó, nếu để nhiều lá thì cây sẽ bị mất quá nhiều nước sẽ héo và có khả năng bị chết.
→ Vì vậy, khi đánh cây đi trồng ở nơi khác thì người ta phải chọn ngày râm mát và phải tiả bớt lá.
Câu 4 trang 82 Sinh học 6: Từ thí nghiệm của nhóm 1, hãy cho biết nhóm 2 có thể thay thế cân bằng loại dụng cụ gì mà vẫn có thể chứng minh được phần lớn nước là do rễ hút vào cây thoát hơi qua lá?
Trả lời:
- Nhóm 2 có thể thay thế chiếc cân hằng hai túi nilon trong suốt để bọc kín hai lọ cây có không có lá và có lá. Quan sát sau 1 giờ ta sẽ thấy được mức nước trong lọ A bị giảm đi một cách rõ rệt do rễ cây đã hút 1 lượng nước, thành túi nilon cây bị mờ đi là do nước được hút vào cây đã bị thoát hơi qua lá và đọng lại thành nhiều giọt nhỏ. Trong khi đó, mực nước ở lọ B gần như vẫn giữ nguyên. Thành túi bọc cây không có lá vẫn giữ được sự trong suốt, chứng tỏ trong thời gian làm thí nghiệm, cây không có lá hầu như không hút nước và nước hầu như không bị thoát ra ngoài.
Bài trước: Bài 23: Cây hô hấp không? (trang 77 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 25: Biến dạng của lá (trang 83 sgk Sinh học 6)