Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Sinh 6 (ngắn nhất) > Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá (trang 65 sgk Sinh học 6)

Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá (trang 65 sgk Sinh học 6)

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 20 trang 65: Trả lời các câu hỏi:

Trả lời:

- Các đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và để cho ánh sáng chiếu vào các tế bào bên trong?

- Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá thoát hơi nước và trao đổi khí?

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 20 trang 66: So sánh biểu bì mặt trên với lớp tế bào thịt lá sát và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Chúng giống nhau ở các đặc điểm nào? Đặc điểm đó phù hợp với chức năng nào?

- Hãy tìm các điểm khác nhau giữa chúng.

- Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo các chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí?

Trả lời:

- Giống nhau: Chúng đều có chứa lục lạp, phù hợp với chức năng là quang hợp.

- Tế bào thịt lá ở mặt trên: xếp sát nhau; có nhiều lục lạp; gian bào nhỏ; tế bào thịt lá mặt dưới sắp xếp không sát nhau, tạo ra những khoảng gian bào lớn, chứa được ít lục lạp hơn.

- Tế bào thịt lá phía trên có chức năng chính là tạo ra các loại chất hữu cơ, lớp tế bào thịt lá phía dưới có chức năng là chứa và trao đổi khí.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 20 trang 66: Hãy cho biết gân lá có chức năng gì?

Trả lời:

Gân lá có chứa mạch rây và mạch gỗ đảm nhiệm chức năng là vận chuyển các chất

Câu 1 trang 67 Sinh học 6: Cấu tạo trong của phiến lá gồm các phần nào? Chức năng của từng phần là gì?

Trả lời:

- Cấu tạo trong của phiến lá gồm có ba phần: biểu bì bao bọc ở bên ngoài, thịt lá ở bên trong và các gân lá xen giữa phần thịt lá.

+ Biểu bì của phiến lá có cấu tạo từ 1 lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sát nhau; trên biểu bì có các lỗ khí, lỗ khí thông với những khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng là bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào các tế bào bên trong.

+ Thịt lá gồm những tế bào có vách mỏng, ở bên trong có nhiều lục lạp. Lục lạp là bộ phận chính để tiếp nhận ánh sáng để chế tạo các chất hữu cơ cho cây. Những tế bào thịt lá được chia thành các lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo ra các chất hữu cơ cho cây.

+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm những bó mạch rây và mạch gỗ. Những bó mạch của gân lá nối với những bó mạch của thân và cành có chức năng là dẫn truyền các chất.

Câu 2 trang 67 Sinh học 6: Cấu tạo của phần thịt lá có các đặc điểm nào giúp nó thực hiện được chức năng là chế tạo chất hữu cơ cho cây?

Trả lời:

- Những tế bào thịt lá có chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng tiếp nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo ra các chất hữu cơ cho cây.

Câu 3 trang 67 Sinh học 6: Lỗ khí có chức năng gì? Các đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Trả lời:

- Lỗ khí có chức năng là giúp lá trao đổi khí với môi trường và đưa hơi nước thoát ra ngoài.

- Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên có rất ít hoặc không có). Lỗ khí thông với các khoang có chứa không khí ở bên trong phiến lá nên rất thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.

Câu 4 trang 67 Sinh học 6: Tại sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên lại có màu sẫm hơn mặt dưới?

Trả lời:

- Phần lớn những loại cây đều có lá hai mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rất rõ ràng.

- Mặt trên thường có màu xanh sẫm hơn so với mặt dưới là vì những tế bào thịt lá ở mặt trên có chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm để thích nghi với quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống phần mặt trên của lá nhiều hơn.

Câu 5 trang 67 Sinh học 6: Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có 2 mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của các lá đó có điểm gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?

Trả lời:

- Một vài loại lá có màu ở hai mặt không khác nhau: lá ngô, lá lúa, lá mía...

- Sở dĩ như vậy là bởi vì các loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả hai mặt lá đều tiếp nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở hai mặt lá cũng như nhau.