Bài 30: Thụ phấn (trang 99 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 99: Hãy cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là của hoa tự thụ phấn?
+ Loại hoa (lưỡng tính, đơn tính).
+ Thời gian chín của nhị so với nhụy: ( trước, sau hay đồng thời).
Trả lời:
Các đặc điểm của hoa tự thụ phấn là;
+ Loại hoa (lưỡng tính).
+ Thời gian chín của nhị so với nhụy là đồng thời.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 99:
+ Hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn khác nhau ở điểm nào?
+ Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện bởi những yếu tố nào?
Trả lời:
+ Hoa tự thụ phấn là loại hoa có hạt phấn rơi tự vào đầu nhụy của chính nó.
Hoa tự thụ phấn là loại hoa lưỡng tính có nhụy chín cùng một lúc với nhị. Còn hoa giao phấn là loại hoa đơn tính hoặc các hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không cùng chín 1 lúc.
+ Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện là nhờ có gió, côn trùng, con người, …
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 100: Quan sát một hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và xem hình. 30.2, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
- Đặc điểm gì của hoa dễ thu hút sâu bọ?
- Tràng hoa có đặc điểm gì để làm cho sâu bọ muốn đến để lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào bên trong hoa?
- Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy phấn hoặc mật hoa thường đem theo hạt phấn sang các hoa khác?
- Nhụy hoa có đặc điểm gì để cho sâu bọ khi đến lấy thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Hãy tóm tắt các đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Trả lời:
- Hoa hấp dẫn sâu bọ thường tập trung ở đầu ngọn và dễ nhận thấy.
- Tràng hoa thường có màu sắc sặc sỡ.
- Nhị có chứa hạt phấn to và có gai.
- Nhụy có chất dính.
- Đặc điểm chủ yếu của loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: có màu sắc sặc sỡ, có mật ngọt, hương thơm, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 101: Các đặc điểm đó có lợi gì đối với sự thụ phấn nhờ gió?
Trả lời:
- Hoa thường tập trung ở phần ngọn cây → dễ phát tán vì có tác động mạnh.
- Bao hoa thường tiêu giảm → tạo điều kiện hạt phấn dễ thoát ra ngoài
- Chỉ nhị dài, bao phấn được treo lủng lẳng → dễ rung động khi đứng trong gió
- Hạt phấn rất nhỏ, nhiều và nhẹ → dễ bay trong không khí.
- Đầu hoặc vòi nhụy dài và có nhiều lông → khi hạt phấn bay trong không khí dễ bám vào nhụy hoa.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 102: Hãy kể các ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
Trả lời:
Con người thụ phấn cho bầu, bí, ngô, mướp…
Câu 1 trang 100 Sinh học 6: Thụ phấn là gì?
Trả lời:
Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa đầu nhụy với hạt phấn.
Câu 2 trang 100 Sinh học 6: Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa tự thụ phấn khác với hoa giao phấn khác ở điểm nào?
Trả lời:
- Hoa tự thụ phấn là loại hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính loại hoa đó (hoa đỗ đen, hoa lạc, hoa đỗ xanh.. )
- Điểm khác nhau cơ bản của loại hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn là: Hoa tự thụ phấn là loại hoa lưỡng tính có nhị cùng chín một lúc với nhụy. Còn hoa giao phấn là các hoa đơn tính hoặc các hoa lưỡng tính, nhị không chín cùng một lúc với nhụy.
Câu 3 trang 100 Sinh học 6: Hãy kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm các đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của từng loại hoa đó.
Trả lời:
- Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa mướp, hoa bí ngô, hoa vừng...
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ đó là: hoa thường có hương thơm, có màu sặc sỡ, mật ngọt, đầu nhụy có chất dính, hạt phấn to và có gai.
Câu 4 trang 100 Sinh học 6: Các cây có hoa nở về ban đêm như quỳnh, nhài, dạ hương có các đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
Trả lời:
Đặc điểm của các loại hoa nở về ban đêm như hoa quỳnh, hoa nhài, dạ hương... là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.
Bài trước: Bài 29: Các loại hoa (trang 96 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 31: Thụ tinh kết quả và tạo hóa (trang 103 sgk Sinh học 6)