Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (trang 113 sgk Sinh học 6)
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 113: Chọn 1 hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm sau đó để cả 3 cốc ở chỗ mát (H. 35.1).
- Sau 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở từng cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng dưới đây:
STT | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô | |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen chìm trong nước | |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen để trên bông tẩm |
- Từ bảng trên, hãy suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ đen ở cốc nào đã nảy mầm?
+ Giải thích tại sao hạt đỗ ở những cốc khác lại không nảy mầm được?
+ Kết quả của thí nghiệm đã cho ta biết hạt nảy mầm cần các điều kiện gì?
Trả lời:
Trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ ở trong cốc 3 nảy mầm.
+ Hạt đỗ ở trong cốc 1 không nảy mầm được vì thiếu nước, hạt đỗ ở cốc 2 không nảy mầm được vì thiếu khí oxi.
+ Điều kiện cho sự nảy mầm của hạt đó là khí oxi và nước.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: - Làm 1 cốc thí nghiệm có các điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, sau đó để trong hộp xốp đựng nước đá. Sau 3 – 4 ngày quan sát kết quả.
- Trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có thể nảy mầm được không? Tại sao?
+ Ngoài điều kiện đủ không khí, đủ nước, hạt nảy mầm còn cần phải có điều kiện nào nữa?
Trả lời:
Trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không thể nảy mầm được.
+ Ngoài không khí và nước, để hạt nảy mầm còn cần phải có nhiệt độ thích hợp.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: - Sau khi gieo hạt mà gặp trời mưa to nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay vì úng nước sẽ làm hạt thiếu không khí, sẽ không thể nảy mầm được.
Trả lời:
- Trước khi gieo hạt cần phải làm đất cho tơi xốp để cho đất thoáng khí
- Khi trời rét thì cần phải phủ rơm rạ để hạt đã gieo để giữ nhiêt độ phù hợp cho hạt nảy mầm
- Gieo hạt đúng thời vụ thì hạt sẽ có đủ các điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ để nảy mầm
- Phải bảo quản tốt hạt giống thì sức nảy mầm vụ sau sẽ tốt hơn.
Câu 1 trang 115 Sinh học 6: Trong thí nghiệm 2 ta đã sử dụng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì?
Trả lời:
- Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được sử dụng để làm cốc đối chứng.
- Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm có sự giống nhau về các điều kiện là: nước, hạt giống, không khí. nhưng khác nhau là ở điều kiện nhiệt độ.
- Thí nghiệm trên nhằm chứng minh rằng dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá thì hạt cũng không thể nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm là còn tùy thuộc vào nhiệt độ có thích hợp hay không.
Câu 2 trang 115 Sinh học 6: Các điều kiện bên trong và bên ngoài nào cần thiết để hạt nảy mầm?
Trả lời:
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (hạt có đầy đủ chất dinh dưỡng và đầy đủ các bộ phận).
- Điều kiện bên ngoài: nhiệt độ, nước, không khí.
Câu 3 trang 115 Sinh học 6: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt là phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống?
Trả lời:
- Muốn chứng minh rằng sự nảy mầm của hạt là phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống, ta cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm tương tự nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài như: đủ nước, đủ không khí, điều kiện nhiệt độ thích hợp, nhưng khác nhau ở chất lượng của hạt giống.
- Ví dụ, chỉ để 1 cốc có hạt giống tốt (hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn những cốc khác thì đều có 1 trong các loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị sứt sẹo, hạt bị lép,... ).
Bài trước: Bài 34: Phát tán của quả và hạt (trang 110 sgk Sinh học 6) Bài tiếp: Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (trang 116 sgk Sinh học 6)